Soạn bài – Động Từ

Soạn bài Động Từ trang 146 – 148 SGK ngữ văn lớp 6 tập 1, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Động Từ sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Động Từ

I. Đặc điểm của động từ

Giải câu 1 – Đặc điểm của động từ (Trang 146 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 1. Tìm động từ trong những câu dưới đây:
a) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.

(Em bé thông minh)

b) Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. […] Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

(Bánh chưng, bánh giầy)

c) Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
– Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”?

(Treo biển)

Trả lời:

Các động từ:

a. đi, đến, ra, hỏi

b. lấy, làm, lễ

c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề

Giải câu 2 – Đặc điểm của động từ (Trang 146 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 2. Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì?

Trả lời:

Các động từ có đặc điểm giống nhau về nghĩa là: chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

Giải câu 3 – Đặc điểm của động từ (Trang 146 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 3. Động từ có đặc điểm gì khác danh từ
– Về những từ đứng xung quanh nó trong cụm từ?
– Về khả năng làm vị ngữ?

Trả lời:

Động từ có khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng ở phía trước để tạo thành cụm động từ.

Động từ thường làm vị ngữ trong câu. Khi làm chủ ngữ động từ thường đi kèm với từ “là” và chúng mất khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng.

Ví dụ: Viết là việc học sinh phải luyện tập thường xuyên.

II. Các loại động từ chính

Giải câu 1 – Các loại động từ chính (Trang 147 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 1. Xếp các động từ sau vào bảng phân loại ở bên dưới: buồn, chạy, cười, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, yêu.
BẢNG PHÂN LOẠI
* Trả lời câu hỏi Làm gì?
+ Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau:
+ Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phiá sau:
* Trả lời các câu hỏi Làm sao? Thế nào?
+ Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau:
+ Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phiá sau:

Trả lời:

Soan bai dong tu sgk ngu van 6 tap 1 hinh anh 1

Giải câu 2 – Các loại động từ chính (Trang 147 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 2. Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên.

Trả lời:

Động từ tình thái: Cần, nên, phải, có thể, không thể.

Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi làm gì?): Đánh, cho, biếu, nhà, suy nghĩ…

Động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?): Vỡ, bẻ, mòn, nhức nhối, bị, được

III. Luyện tập

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 148 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 1. Tìm động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới. Cho biết các động từ ấy thuộc những loại nào.

Trả lời:

Tìm và phân loại động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới.

Động từ chỉ hoạt động: may, mặc, đem, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo,…

Động từ chỉ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi, …

Động từ tình thái: đem, hay, …

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 148 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 2. Đọc truyện vui sau và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào ?

THÓI QUEN DÙNG TỪ
Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm, đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay ra, hét lên:
– Đưa tay cho tôi mau!
Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:
– Cầm lấy tay tôi này!
Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát. Trong lúc anh chàng còn mê mệt, người nọ giải thích:
– Tôi nói thế vì biết tính anh này. Anh ấy chỉ muốn cầm của người khác,chưa không bao giờ chịu đưa cho ai cái gì.

Trả lời:

Các động từ: có, đi, qua, khát, bèn, cúi, lấy, vục, quá, …

Động từ đưa và cầm đều là động từ chỉ hành động nhưng đối lập nhau về nghĩa:đưa nghĩa là trao cái gì đó cho người khác; còn cầm là nhận, giữ cái gì đó của người khác.

Tính cách tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ rõ nét qua phản ứng của anh ta trước hai từ đưa và cầm. Anh nhà giàu chỉ quen cầm của người khác mà không quen đưa cho người khác, nên cả khi sắp chết đuối anh ta cũng không đưa, dù chỉ là đưa tay mình cho người ta cứu.

Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 148 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 3. Chính tả (nghe – viết): Con hổ có nghĩa (từ Hổ đực mừng rỡ đến làm ra vẻ tiễn biệt)

Trả lời:

Các em có thể nhờ cha mẹ, thầy cô đọc và viết bài chính tả Con Hổ có nghĩa vào vở bài tập. (từ Hổ đực mừng rỡ đến làm ra vẻ tiễn biệt)

“Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm. Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc. Bà đỡ biết hổ tặng mình, cầm lấy. Hổ đực đứng dậy đi, quay nhìn bà, bà theo hổ ra khỏi rừng. Được mấy bước, trời sắp sáng, bà giơ tay nói: “Xin chúa rừng(4) quay về”. Hổ vẫn cúi đầu quẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt”

Tham khảo bài soạn Động Từ khác

Câu 1: Đọc các câu văn trong mục 1. I SGK và trả lời các câu hỏi ?

1. Tìm động từ trong các câu văn.

2. Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì?

3. Động từ có đặc điểm gì khác danh từ:

– Về những từ đứng xung quanh nó trong cụm từ?

– Về khả năng làm vị ngữ?

Trả lời:

Các động từ có trong các câu văn:

a) đi, đến, ra, hỏi

b) lấy, làm, lễ

c) treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề

Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được: chúng dùng để chỉ hành dộng, trạng thái… của sự vật.

Điểm khác biệt giữa động từ và danh từ:

* Danh từ:

– Không kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hay chớ, đừng…

– Thường làm chủ ngữ trong câu.

– Khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước.

* Động từ:

– Có khả năng kết hợp với đã, sẽ đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng…

– Thường làm vị ngữ trong câu.

– Khi làm chủ ngữ, mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, vẫn, hãy, chớ đừng…

Câu 2: Xếp các loại động từ sau vào bảng phân loại ở SGK – tr.146: buồn, cười, chạy, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gãy ghét, hỏi, ngồi nhức, nứt, toan, vui, yểu.

Trả lời:

Soan bai dong tu sgk ngu van 6 tap 1 hinh anh 2

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status