Soạn bài – Kiểm tra truyện trung đại

Soạn bài Kiểm tra truyện trung đại trang 134 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Kiểm tra truyện trung đại, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Kiểm tra truyện trung đại

Giải câu 1 (Trang 134 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Lập bảng thống kê, ghi những kiến thức cần thiết vào từng cột theo mẫu dưới đây:

Cột 1: Số TT:

Cột 2: Tên văn bản (đoạn trích, tác phẩm):

Cột 3: Tác giả:

Cột 4: Nội dung chủ yếu:

Cột 5: Đặc sắc nghệ thuật:

Trả lời:

STT Tên văn bản Tác giả Nội dung chính Đặc sắc nghệ thuật
1 Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Dữ Phẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến Khắc hoạ quá trình tâm lí và tính cách nhân vật, nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn
2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Phạm Đình Hổ Cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiến Nghệ thuật viết tuỳ bút chân thực, hấp dẫn
3 Hoàng Lê nhất thống chí Ngô gia văn phái Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước, hại dân. Lối văn trần thuật đặc sắc kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động
4 Truyện Kiều Nguyễn Du Cảm hứng nhân văn, nhân đạo, sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người Bút pháp nghệ thuật ước lệ, nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ hình tượng đặc sắc
5 Truyện Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu Khát vọng cứu đời, giúp người, ca ngợi tinh thần trọng nghĩa, khinh tài Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động

Giải câu 2 (Trang 134 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều.

Trả lời:

Bi kịch và vẻ đẹp của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện Người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều.

a) Vẻ đẹp:

– Đẹp ở nhan sắc tài năng (Chị em Thúy Kiều). Đặc biệt là vẻ đẹp của Thúy Kiều.

– Đẹp ở tâm hồn, tình cảm:

+ Hiếu thảo, thủy chung, son sắc: Thúy Kiều thủy chung với Kim Trọng, hiếu thảo với cha mẹ, Vũ Nương thủy chung với chồng, tận tâm chăm sóc mẹ chồng.

+ Nhận hậu, vị tha.

+ Luôn khát vọng tự do, công lý, chính nghĩa: Thúy Kiều báo ân, báo oán phân minh. Vũ Nương lấy cái chết để bày tỏ sự trong sạch, chết rồi nhưng nhờ Phan Lang nói với chồng lập đàn giải oan, hiện về dương gian trong chốc lát.

b) Bi kịch:

– Đau khổ, oan khuất: Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được, phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang.

– Tình yêu tan vỡ: Thúy Kiều và Kim Trọng đã từng thề nguyền dưới trăng vậy mà bỗng chốc mối tình ấy tan vỡ. Đau đớn thay!

– Nhân phẩm bị chà đạp: Vũ Nương bị chồng mắng mỏ, đến nỗi phải tự vẫn. Thúy Kiều bị coi như một món quà hàng đem ra mua bán, bị giam hãm ở lầu Ngưng Bích trong nỗi cô đơn tuyệt vọng.

Giải câu 3 (Trang 134 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Bộ mặt xấu xa, thối nát của gia cấp thống trị, của xã hội phong kiến được thể hiện như thế nào qua các đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Vũ trung tùy bút), Quang Trung đại phá quân Thanh (Hoàng Lê nhất thống chí), Mã Giám Sinh mua Kiều (Truyện Kiều)?

Trả lời:

Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến:

– Ăn chơi xa hoa, truỵ lạc (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)

– Hèn nhát, xu nịnh ngoại bang (Hoàng Lê nhất thống chí).

– Giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Truyện Kiều).

Giải câu 4 (Trang 134 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Phân tích hình tượng các nhân vật:

– Nguyễn Huệ (đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh).

– Lục Vân Tiên (đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga).

Trả lời:

Phân tích hình tượng các nhân vật:

– Nguyễn Huệ:

+ Lòng yêu nước nồng nàn

+ Quả cảm, tài trí

+ Nhân cách cao đẹp

– Lục Vân Tiên:

+ Lí tưởng đạo đức cao đẹp

+ Thể hiện quan điểm đạo đức Nho gia và quan niệm đạo đức của nhân dân

Giải câu 5 (Trang 134 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du. Tóm tắt Truyện Kiều.

Trả lời:

Nguyễn Du và Truyện Kiều:

– Tiểu sử

+ Nguyễn Du (1765-1820) quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống về văn học.

+ Cuộc đời Nguyên Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi.

+ Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, sau đó ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813-1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.

– Học vấn: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.

– Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Tóm tắt “Truyện Kiều”:

Là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên – một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở. Nhân nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng với Kiều và hai bên đính ước.

Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải bán mình chuộc cha.

Lần lượt bọn buôn người Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, dồn Thuý Kiều vào cuộc sống ô nhục. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ nàng. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, nàng gặp người anh hùng Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ. Khi sự nghiệp thành, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, tên đại thần tráo trở, Từ Hải bị giết. Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.

Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin thảm khốc, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ ” danh tiết” và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.

Giải câu 6 (Trang 134 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Qua các đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều, Thúy Kiều báo ân báo oán, hãy phân tích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.

Trả lời:

– Khẳng định, đề cao giá trị chân chính của con người.

+ Ca ngợi vẻ đẹp, hình thức của Kiều.

+ Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng trí tuệ của Kiều.

– Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo đã chà đạp lên con người (Mã Giám Sinh mua Kiều).

+ Thương cảm trước những khổ đau bi kịch của con người (Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích).

+ Đề cao lòng nhân hậu, ước mơ công lý, chính nghĩa (Thúy Kiều báo ân báo oán).

Giải câu 7 (Trang 134 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Qua các đoạn trích đã học, hãy phân tích những thành công nghệ thuật của truyện kiều (nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên, nghệ thuật miêu tả nhân vật).

Trả lời:

– Nghệ thuật sử dụng ngôn từ hết sức điêu luyện, nâng tiếng Việt lên một tầm cao mới. Trong truyện Kiều, ngôn ngữ dân tộc đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ. Ngôn ngữ không chỉ mang chức năng biểu đạt, biểu cảm mà còn mang chức năng thậm mỹ.

– Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên nổi lên hai nét chính:

+ Trực tiếp tả cảnh thiên nhiên.

+ Tả cảnh để ngụ tinh (Đây chứng tỏ cây bút tài hoa của một nghệ sỹ thiên tài).

– Nghệ thuật miêu tả nhân vật (Nguyễn Du có biệt tài miêu tả nhân vật).

+ Khắc họa nhân vật bằng bút pháp ước lệ (Chị em Thúy Kiều).

+ Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ (Mã Giám Sinh).

+ Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích).

+ Khắc họa tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại (Thúy Kiều báo ân báo oán).

+ Lý tưởng hóa nhân vật chính diện, hiện thực hóa nhân vật phản diện.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Kiểm tra truyện trung đại

Câu 1. Lập bảng thống kê, ghi những kiến thức cần thiết vào từng cột theo mẫu dưới đây:

Cột 1: Số TT:

Cột 2: Tên văn bản (đoạn trích, tác phẩm):

Cột 3: Tác giả:

Cột 4: Nội dung chủ yếu:

Cột 5: Đặc sắc nghệ thuật:

Trả lời:

STT Tên văn bản (đoạn trích, tác phẩm) Tác giả Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật
1 Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Du Phẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Khắc họa quá trình tâm lí và tính cách nhân vật; nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn.
2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Phạm Đình Hổ Cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiến. Nghệ thuật viết tùy bút chân thực, hấp dẫn.
3 Hoàng Lê nhất thống chí Ngô gia văn phái Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước, hại dân. Lối văn trần thuật đặc sắc kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động.
4 Truyện Kiều Nguyễn Du Cảm hứng nhân văn, nhân đạo, sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người. Bút pháp nghệ thuật ước lệ, nghệ thuật miêu tả và khắc họa hình tượng đặc sắc.
5 Truyện Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu Khát vọng cứu đời, giúp người, ca ngợi tinh thần trọng nghĩa, khinh tài. Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động.

Câu 2. Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều.

Trả lời:

* Vẻ đẹp:

– Đẹp ở nhan sắc tài năng.

– Đẹp ở tâm hồn, tình cảm:

+ Hiếu thảo, thủy chung, son sắc: Thúy Kiều thủy chung với Kim Trọng, hiếu thảo với cha mẹ, Vũ Nương thủy chung với chồng, tận tâm chăm sóc mẹ chồng.

+ Nhận hậu, vị tha.

+ Luôn khát vọng tự do, công lý, chính nghĩa: Thúy Kiều báo ân, báo oán phân minh. Vũ Nương lấy cái chết để bày tỏ sự trong sạch, chết rồi nhưng nhờ Phan Lang nói với chồng lập đàn giải oan, hiện về dương gian trong chốc lát.

* Bi kịch:

– Đau khổ, oan khuất: Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được, phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang.

– Tình yêu tan vỡ: Thúy Kiều và Kim Trọng đã từng thề nguyền dưới trăng vậy mà bỗng chốc mối tình ấy tan vỡ.

– Nhân phẩm bị chà đạp: Vũ Nương bị chồng mắng mỏ, đến nỗi phải tự vẫn. Thúy Kiều bị coi như một món quà hàng đem ra mua bán, bị giam hãm ở lầu Ngưng Bích trong nỗi cô đơn tuyệt vọng.

Câu 3. Bộ mặt xấu xa, thối nát của gia cấp thống trị, của xã hội phong kiến được thể hiện như thế nào qua các đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Vũ trung tùy bút), Quang Trung đại phá quân Thanh (Hoàng Lê nhất thống chí), Mã Giám Sinh mua Kiều (Truyện Kiều)?

Trả lời:

– Ăn chơi xa hoa, trụy lạc (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh).

– Hèn nhát, thuầnn phục ngoại bang một cách nhục nhã (Hoàng Lê nhất thống chí.

– Giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Mã Giám Sinh mua Kiều).

Câu 4. Phân tích hình tượng các nhân vật:

– Nguyễn Huệ (đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh).

– Lục Vân Tiên (đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga).

Trả lời:

* Người anh hùng với lý tưởng đạo đức cao đẹp qua hình tượng Lục Vân Tiên (Lục Vân Tiên cửu Kiều Nguyệt Nga).

+ Lý tưởng theo quan niệm tích cực của Nho gia: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế ấy củng phi anh hùng”.

+ Lý tưởng theo quan niệm đạo lý của nhân dân: trừng trị cái ác, cứu giúp những người hoạn nạn.

* Người anh hùng dân tộc qua hình tượng Nguyễn Huệ trong Quang Trung đại phá quân Thanh.

+ Lòng yêu nước nồng nàn:

+ Quả cảm, tài trí:

+ Nhân cách cao đẹp;

Câu 5. Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du. Tóm tắt Truyện Kiều.

Trả lời:

– Tiểu sử

+ Nguyễn Du (1765-1820) quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống về văn học.

+ Cuộc đời Nguyên Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi.

+ Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, sau đó ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813-1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.

– Học vấn: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.

– Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.

– Tóm tắt Truyện Kiều.

Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhân dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh – một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gảy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng.

Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm.

Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.

Câu 6. Qua các đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều, Thúy Kiều báo ân báo oán, hãy phân tích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.

Trả lời:

– Khẳng định, đề cao con người (Chị em Thúy Kiều)

– Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên con người (Mã Giám Sinh mua Kiều)

– Thương cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người (Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích).

– Đề cao tấm lòng nhân hậu, đề cao ước mơ công lý chính nghĩa (Thúy Kiều báo ân báo oán).

Câu 7. Qua các đoạn trích đã học, hãy phân tích những thành công nghệ thuật của truyện kiều (nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên, nghệ thuật miêu tả nhân vật).

Trả lời:

– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên:

+ Trực tiếp miêu tả thiên nhiên (Cảnh ngày xuân).

+ Tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích).

– Nghệ thuật miêu tả nhân vật:

+ Khắc họa bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ (Chị em Thúy Kiều);

+ Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ (Mã Giám Sinh mua Kiều);

+ Miêu tả đời sông nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích)

+ Khắc họa tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đôi thoại (Thúy Kiều báo ân báo oán).

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status