Soạn bài Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) trang 75 – 76 SGK ngữ văn lớp 6 tập 1, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)
I. Dùng từ không đúng nghĩa
Giải câu 1 – Dùng từ không đúng nghĩa (Trang 75 SGK ngữ văn 6 tập 1)
Chỉ ra các lỗi dùng từ trong những câu sau:
a) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
b) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
c) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.
Trả lời:
Trong các câu trên, người viết đã mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
a) yếu điểm: điểm quan trọng.
b) đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao quyết định mà không qua bần cử).
c) chứng thực: xác nhận là đúng sự thật.
Giải câu 2 – Dùng từ không đúng nghĩa (Trang 75 SGK ngữ văn 6 tập 1)
Hãy thay các từ đã dùng sai bằng những từ khác.
Trả lời:
Sửa lại:
a) Thay yếu điểm bằng nhược điểm (điểm yếu)
b) Thay đề bạt bằng đề cử
c) Thay chứng thực bằng chứng kiến
II. Luyện tập
Giải câu hỏi 1 – Luyện tập (Trang 75 SGK ngữ văn 6 tập 1)
Gạch một gạch dưới các kết hợp từ đúng:
– bản (tuyên ngôn) – bảng (tuyên ngôn);
– (tương lai) sáng lạng – (tương lai) xán lạn;
– bôn ba (hai ngoại) – buôn ba (hải ngoại);
– (bức tranh) thủy mặc – (bức tranh) thủy mạc;
– (nói năng) tùy tiện – (nói năng) tự tiện.
Trả lời:
Phương án đúng là:
– (1) bản (tuyên ngôn);
– (2) (tương lai) xán lạn;
– (3) bôn ba (hải ngoại);
– (4) (bức tranh) thuỷ mặc;
– (5) (nói năng) tuỳ tiện.
Giải câu hỏi 2 – Luyện tập (Trang 76 SGK ngữ văn 6 tập 1)
Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a) khinh khỉnh, khinh bạc
…: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.
b) khẩn thiết, khẩn trương
…: nhanh, gấp, và có phần căng thẳng.
c) bâng khuâng, băn khoăn
…: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu.
Trả lời:
a) Khinh khỉnh: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.
b) Khẩn trương: nhanh, gấp và có phần căng thẳng.
c) Băn khoăn: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu.
Giải câu hỏi 3 – Luyện tập (Trang 76 SGK ngữ văn 6 tập 1)
Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.
(Dẫn theo Nguyễn Đức Dân)
b) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.
c) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc.
Trả lời:
a) Nghĩa của từ đá không phù hợp với nghĩa của từ tống (thay từ đá bằng từ đấm hoặc thay từ tống bằng từ tung).
b) Từ thành khẩn phù hợp với việc nhận lỗi (thay cho thật thà), từ bao biện có nghĩa là ôm đồm làm nhiều việc, không phù hợp, nên thay bằng nguỵ biện (có ý nghĩa tranh cãi giả tạo, vô căn cứ).
c) Tinh tú có nghĩa là các vì sao, không phù hợp, nên thay bằng tinh tuý (phần giá trị nhất, quý báu nhất).
Giải câu hỏi 4 – Luyện tập (Trang 76 SGK ngữ văn 6 tập 1)
Chính tả (nghe – viết): Em bé thông minh (từ Một hôm, viên quan đi qua… đến một ngày được mấy đường).
Trả lời:
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Quan bèn dừng ngựa lại hỏi:
– Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời như thế nào thì đứa con chừng bảy tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:
– Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường.
III. Đọc thêm
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ DÙNG TỪ
Cái tật “nói chữ” không chỉ có hại ở chỗ nó gây khó hiểu cho người nghe, người đọc, làm cho tiếng ta vốn là trong sáng, hoá ra đục và tối; tật xấu đó còn đưa đến một thói quen khá nguy hiểm là dùng chữ sẵn, câu sẵn, điệu nói sẵn để lắp vào bất cứ trường hợp nào, nghĩa là dùng cái “sáo” thường khi chẳng có ý nghĩa gì, để thay thế sự suy nghĩ, những ý và tình chân thật, xuất phát từ đáy lòng và diễn tả bằng tiếng nói thông thường, mộc mạc, hồn nhiên và có ý vị,… Trong đời sống bình thường cũng như trong đời sống chính trị của chúng ta hiện nay, cái bệnh “sáo” này đáng phải coi chừng!
(Phạm Văn Đồng)
… Cứ viết đến mồ hôi thì nhễ nhại, tinh thần thì hăng say, đàn ông cười phá lên, người thanh tú, thon thả, nét mặt xúc động, mắt ánh lên. Những chữ ấy không phải công phu mình nghĩ ra, chỉ vì đã vơ lấy dùng đi dùng lại.
(Tô Hoài)
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Chữa lỗi dùng từ
I – DÙNG TỪ KHÔNG ĐÚNG NGHĨA
Câu 1. Chỉ ra các lỗi dùng từ trong những câu sau:
a) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
b) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
c) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.
Trả lời:
Các câu văn mắc lỗi dùng từ sai nghĩa là:
a) yếu điểm.
b) đề bạt.
c) chứng thực.
Câu 2. Hãy thay các từ đã dùng sai bằng những từ khác.
Trả lời:
Thay bằng từ khác:
a) Thay yếu điểm bằng nhược điểm hoặc điểm yếu: Mặc dù còn một số nhược điểm (điểm yếu), nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
b) Thay đề bạt bằng bầu hoặc biểu quyết: Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí bầu làm lớp trưởng.
c) Thay chứng thực bằng chứng kiến: Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chửng kiến cảnh nhà tan, cửa nát của những người nông dân.
II – LUYỆN TẬP
Bài 1. Gạch một gạch dưới các kết hợp từ đúng:
– bản (tuyên ngôn) – bảng (tuyên ngôn);
– (tương lai) sáng lạng – (tương lai) xán lạn;
– bôn ba (hai ngoại) – buôn ba (hải ngoại);
– (bức tranh) thủy mặc – (bức tranh) thủy mạc;
– (nói năng) tùy tiện – (nói năng) tự tiện.
Trả lời:
Các kết hợp đúng là:
– bản (tuyên ngôn) -bảng (tuyên ngôn)
– (tương lai) xán lạn – (tương lai) sáng lạng
– bôn ba (hải ngoại) -buôn ba (hải ngoại)
– (bức tranh) thuỷ mặc – (bức tranh) thuỷ mạc
– (nói năng) tuỳ tiện – (nói năng) tự tiện.
Bài 2. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a) khinh khỉnh, khinh bạc
…: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.
b) khẩn thiết, khẩn trương
…: nhanh, gấp, và có phần căng thẳng.
c) bâng khuâng, băn khoăn
…: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu.
Trả lời:
Các từ được điền như sau:
a) khỉnh khỉnh: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.
b) khẩn trương: nhanh, gấp và có phần căng thẳng.
c) băn khoăn: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ.
Bài 3. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.
(Dẫn theo Nguyễn Đức Dân)
b) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.
c) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc.
Trả lời:
a) Thay từ đá bằng từ đấm hoặc thay từ tống bằng từ tung:
… tống một cú đấm vào bụng; tung một cú đá vào bụng…
b) Thay từ thực thà bằng thành khẩn; thay từ bao biện bằng nguỵ biện:
… cần thành khẩn nhận lỗi, không nên nguỵ biện.
c) Thay tinh tú bằng tinh tuý:
.. giữ gìn những cái tinh tuý của văn hoá dân tộc.
Bài 4. Chính tả (nghe – viết): Em bé thông minh (từ Một hôm, viên quan đi qua… đến một ngày được mấy đường).
Trả lời:
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Quan bèn dừng ngựa lại hỏi:
– Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời như thế nào thì đứa con chừng bảy tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:
– Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)