Soạn bài – Luyện nói kể chuyện

Soạn bài Luyện nói kể chuyện trang 77 – 79 SGK ngữ văn lớp 6 tập 1, Để học tốt hơn danh sách các bài tập  trong bài Luyện nói kể chuyện sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất theo sách giáo khoa.

Hướng dẫn soạn bài Luyện nói kể chuyện

I. Chuẩn bị

Giải câu 1 – Chuẩn bị (Trang 77 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Lập dàn bài theo một trong những đề sau:

a) Tự giới thiệu về bản thân.

b) Giới thiệu người bạn mà em quý mến.

c) Kể về gia đình mình.

d) Kể về một ngày hoạt động của mình.

Trả lời:

Đề 1: Tự giới thiệu về bản thân.

a) Mở bài: Lời chào và lý do kể.

b) Thân bài:

– Giới thiệu tên, tuổi, học sinh lớp nào, trường nào? Gia đình gồm những ai? (có thể để phần này làm mở bài).

– Sở thích của em là hát, múa…

– Sở đoản: nấu ăn.

– Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.

– Ước mơ

c) Kết bài: Lời kết khi giới thiệu xong.

Đề 2: Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.

a) Mở bài:

– Bạn ấy tên là gì, quê quan địa chỉ ở đâu?

– Lời chào và lý do kể.

b) Thân bài:

– Lý do thích bạn ấy?

– Bạn ấy có những phẩm chất gì?

– Ngoại hình của bạn như thế nào?

– Bạn là người như thế nào đối với mọi người?

– Ước mơ

c) Kết bài: Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.

Đề 3: Kể về gia đình mình.

a) Mở bài:

– Gia đình ở đâu?

– Gồm có mấy người?

b) Thân bài:

– Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?

– Tính cách của bố, ẹm?

– Anh chị đang làm gì?

– Công việc ra sao?

c) Kết bài: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào?

Đề 4: Kể về ngày hoạt động của mình.

a) Mở bài: Thời gian diên ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?

b) Thân bài:

– Hoạt động đó diễn ra ở đâu.

– Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?

c) Kết bài: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện nói kể chuyện

I – CHUẨN BỊ

Câu 1. Lập dàn bài theo một trong những đề sau:

a) Tự giới thiệu về bản thân.

b) Giới thiệu người bạn mà em quý mến.

c) Kể về gia đình mình.

d) Kể về một ngày hoạt động của mình.

Trả lời:

1. Tự giới thiệu về bản thân:

Mở bài:

– Lời chào và lý do kể.

– Em tên là Hoa học sinh lớp 6C trường THCS Phan Đình Phùng, gia đình em có 5 người, bố em, mẹ em, chị em, em, và em gái em.

Thân bài:

– Sở thích của em là hát, múa…

– Sở đoảng: nấu ăn.

– Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.

Kết bài: Lời kết khi giới thiệu xong.

2. Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.

Mở bài:

– Bạn ấy tên là gì, quê quán địa chỉ ở đâu?

– Lời chào và lý do kể.

Thân bài:

– Lý do thích bạn ấy?

– Bạn ấy có những phẩm chất gì?

– Ngoại hình của bạn như thế nào?

– Bạn là người như thế nào đối với mọi người?

Kết bài:

– Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.

3. Kể về gia đình mình.

Mở bài:

– Gia đình ở đâu?

– Gồm có mấy người?

Thân bài:

– Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?

– Tính cách của bố, ẹm?

– Anh chị đang làm gì?

– Công việc ra sao?

Kết bài: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào?

4. Kể về ngày hoạt động của mình?

Mở bài:

Thời gian diễn ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?

Thân bài:

– Hoạt động đó diễn ra ở đâu.

– Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?

Kết bài: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?

Ví dụ về một bài:

Giới thiệu về gia đình:

Xin chào các bạn hôm nay tôi xin giới thiệu về gia đình của mình. Gia đình tôi gồm có 5 người bố tôi mẹ tôi, tôi chị tôi và em tôi.

Bố tôi là một kĩ sư xây dựng, mẹ tôi là nội trợ trong gia đình, chị tôi đang làm việc tại báo điện tử dân trí, tôi là học sinh lớp 6 C trường THCS Kim Liên, em gái tôi là học sinh lớp 3 trường tiểu học Kim Liên.

Rất cảm ơn các bạn đã lắng nghe cuộc giới thiệu của tôi, chúc các bạn có một ngày thật vui vẻ.

Giải câu 2 – Chuẩn bị (Trang 77 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Dàn bài tham khảo:

a) Tự giới thiệu về bản thân

– Mở bài: Lời chào và lí do tự giới thiệu.

– Thân bài:

+ Tên, tuổi;

+ Gia đình gồm những ai;

+ Công việc hằng ngày;

+ Sở thích và nguyện vọng.

– Kết bài: Cảm ơn mọi người chú ý nghe.

b) Kể về gia đình mình

– Mở bài: Lời chào và lí do kể.

– Thân bài:

+ Giới thiệu chung về gia đình;

+ Kể về bố;

+ Kể về mẹ;

+ Kể về anh, chị, em.

– Kết bài: Tình cảm của mình đối với gia đình.

II. Luyện nói trên lớp

Giải câu 1 – Luyện nói trên lớp (Trang 77 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Chia tổ luyện nói theo dàn bài.

Giải câu 2 – Luyện nói trên lớp (Trang 77 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Chọn một số học sinh nói trước lớp.

Khi nói, học sinh chú ý:

– Nói to, rõ để mọi người đều nghe;

– Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng, mắt nhìn vào mọi người.

III. Bài nói tham khảo

Giải câu 1 – Bài nói tham khảo (Trang 78 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Tự giới thiệu về mình

Thưa các bạn,

Tôi tên là Trịnh Xuân Minh, học sinh lớp 6A, Trường THCS Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhà tôi ở số…, tổ…, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy. Gia đình tôi có bố, mẹ, em gái và tôi.

Tôi rất thích học Toán, Lí, Hóa và xem phim hoạt hình. Tôi muốn sau này lớn lên trở thành một chú công an để truy lùng bọn tội phạm, bảo đảm yên vui cho khu phố. Hằng ngày tôi thường đạp xe đến trường và đi đón em gái học lớp 2. Tôi rất yêu em gái tôi. Em có hai bím tóc rất xinh, khi nói chuyện hai cái bím hay lúc lắc. Tôi rất thích ngăn nắp, trật tự. Bố tôi thường dạy thế. Tôi không thích các bạn gái hay ăn ô mai ở trong lớp. Tuy vậy, lúc nào tôi cũng muốn trở thành bạn tốt của các bạn.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.

Giải câu 2 – Bài nói tham khảo (Trang 78 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Giới thiệu về mình và gia đình

Chào các bạn,

Xin giới thiệu với các bạn tôi tên là Tạ Ngọc Ánh, nhà ở… học lớp 6A, Trường THCS Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Tôi thích hát, vẽ , làm toán và xem phim hoạt hình. Tôi thích loại phim như Hãy đợi đấy, Pô-kê-mon. Tôi thích được giống như Pi-ca-chu vì Pi-ca-chu xinh đẹp và giỏi. Tôi thích sô-cô-la, ô mai và không thích ổi. Công việc ở nhà của tôi là: quét nhà, rửa bát, rửa ấm chén và chăm sóc cây. Bố tôi trồng nhiều cây đẹp và quý. Tôi thích chơi cới các bạn gái, nhất là những bạn mập. Tôi thích mặc đồng phục, thích ngày chủ nhật, vì chủ nhật được chơi thoải mái, không phải học bài. Tôi muốn sau này trở thành cô giáo dạy vẽ, dạy các em nhỏ vẽ tranh. Em gái tôi là Tạ Thu Hằng, đang học mẫu giáo.

Bố mẹ tôi làm ở công ti sữa E-lin. Bố mẹ tôi rất yêu hai chị em tôi. Ngày nghỉ bố tôi thường đưa hai chị em đi ăn kem tươi.

(Ghi theo lời của hai học sinh lớp 6, Trường THCS Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội)

IV. Đọc thêm

TRÒ CHƠI TẬP NÓI

Tập nói cũng như tập lội: Mới đầu lội xa được ba thước, rồi tới bảy thước, sau cùng mới qua rạch, qua sông.

Sác-li Sa-pơ-lin mà bạn thường thấy vẻ ngây ngô tức cười trên màn bạc, hồi đã nổi tiếng khắp thế giới, còn quyết chí tập nói. Ông và một người bạn đặt ra trò chơi sau này: Mỗi khi gặp nhau, một người chỉ bất kì một vật gì ở xung quanh, hoặc đưa ra bất kì một vấn đề nào, bảo người kia phải ứng khẩu nói liền về vật hoặc về vấn đề ấy trong một phút mà không được ngừng. Họ thấy trò ấy rất hứng thú và luyện cho họ suy nghĩ mau lẹ, nói năng dễ dàng.

Bạn nên theo gương họ. Nếu bạn quá nhút nhát, hãy tập nói một mình đã, khi nào quen thì hãy tập trước người lạ. Mới đầu hãy nói những vấn đề rất thông thường rồi lần lần sẽ nói về những cái trừu tượng như phép tu thân, đức chuyên cần, nghị lực,…

Biết tự hỏi sáu câu này: Tại sao? Ai đó? Ở đâu? Cách nào? Cái gì đó? Khi nào? thì bất kì vấn đề gì bạn cũng có thể ứng khẩu nói trong 60 giây một cách rất dễ dàng được.

(Theo Nguyễn Hiến Lê)

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status