Soạn bài – Nhân hóa

Soạn bài Nhân hóa trang 56 – 59 SGK ngữ văn lớp 6 tập 2, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Nhân hóa sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Nhân hóa

I. Nhân hóa là gì?

Giải câu 1 – Nhân hóa là gì? (Trang 56 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Tìm phép nhân hóa trong khổ thơ sau:

Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường.

(Trần Đăng Khoa)

Trả lời:

Tìm phép nhân hóa:

– Ông trời – mặc áo giáp đen – ra trận

– Cây mía – múa gươm

– Kiến – hành quân

Giải câu 2 – Nhân hóa là gì? (Trang 57 SGK ngữ văn 6 tập 2)

So với cách diễn đạt sau, cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ trên hay hơn ở chỗ nào?

– Bầu trời đầy mây đen.

– Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.

– Kiến bò đầy đường.

Trả lời:

Cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ trên hay hơn ở chỗ nó cho người đọc thấy dường như là con người đang hành động, không phải sự vật, con vật làm.

II. Các kiểu nhân hóa

Giải câu 1 – Các kiểu nhân hóa (Trang 57 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Trong các câu dưới đây, những sự vật nào được nhân hóa?

a) Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. (in đậm: lão, bác, cô, cậu, cậu)

b) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. (in đậm: chống lại, xung phong, giữ, giữ, giữ, giữ)

c) Trâu ơi, ta bảo trâu này (in đậm: ơi)
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

Trả lời:

Những sự vât được nhân hóa là:

a) Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay.

b) Gậy tre, chông tre, tre.

c) Trâu.

Giải câu 2 – Các kiểu nhân hóa (Trang 57 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Dựa vào các từ in đậm, cho biết mỗi sự vật trên được nhân hóa bằng cách nào.

Trả lời:

a) Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b) Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c) Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

III. Luyện tập

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 58 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:

Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.

Trả lời:

Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa:

– Tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tất cả đều bận rộn.

=> Gợi ra một không khí lao động, làm việc khẩn trương, phấn khởi của con người nơi bến cảng.

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 58 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Hãy so sánh cách diễn đạt trong đoạn văn trên với đoạn văn dưới đây:

Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.

Trả lời:

Đoạn văn của bài 2 miêu tả công việc bận rộn, tất bật của bến cảng mà không nhận thấy tình cảm gắn bó, tâm trạng lao động của người dân.

Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 58 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Hai cách viết dưới đây có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh?

Trả lời:

– Hai cách viết dưới đây có khác nhau là:

Cách 1: có dùng nhân hóa bởi gọi chổi là cô bé Chổi Rơm.

Cách 2: không dùng nhân hóa

– Chọn cách 1 để viết cho văn biểu cảm, chọn cách 2 để viết cho văn thuyết minh.

Giải câu 4 – Luyện tập (Trang 59 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào.

Trả lời:

a) Trò chuyện, xưng hô với núi như đối với người.

Tác dụng: giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói.

b) Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của con vật.

Tác dụng: làm cho đoạn văn trở nên hay, hấp dẫn và sinh động.

c) Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, sự vật.

Tác dụng: hình ảnh mới lạ, hấp dẫn bạn đọc.

d) Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, sự vật.

Tác dụng: Gợi sự cảm phục, lòng thương xót và lòng căm thù giặc của người đọc.

Giải câu 5 – Luyện tập (Trang 59 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Hãy viết một đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có dùng phép nhân hóa.

Trả lời:

Anh mèo nhà tôi, mập ú, lông đen mượt, bộ ria dài cong vuốt. Từng chiếc móng sắc nhọn, vô tình cào cấu vào da thịt là chỗ ấy không ngừng quệt hồng. Trông thế thôi mà hay nghịch lắm. Mỗi lần gõ bát, chú không bao giờ vắng mặt, ngửi thấy mùi cá chú mò đến ngay. Chú mèo đáng yêu lắm, một người bạn thân thiết của tôi.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Nhân hóa

Câu 1: Tìm phép nhân hoá trong đoạn thơ của Trần Đăng Khoa ở SGK.

Trả lời:

Phép nhân hoá:

– Ông thường dược dùng để gọi người này được dùng để gọi trời.

– Các hoạt động: mặc áo giáp, ra trận là các hoạt động của con người nay được dùng để tả bầu trời trước cơn mưa.

– Từ múa gươm để tả cây mía, hành quân để tả kiến.

Câu 2: So với cách diễn đạt sau, cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ của Trần Đăng Khoa hay ở chỗ nào?

– Bầu trời đầy mây đen.

– Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.

– Kiến bò đẩy đường.

Trả lời:

So sánh cách diễn đạt trên với cách miêu tả trong khổ thơ của Trần Đăng Khoa thấy cách diễn đạt trong thơ Trần Đăng Khoa có tính hình ảnh, là cho các sự vật, việc được miêu tả gần gũi hơn với con người.

Câu 3: Đọc các câu trong mục II. SGK và trả lời câu hỏi:

1. Những sự vật nào được nhân hoá?

2. Dựa vào các từ in đậm, cho biết mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào?

Trả lời:

1. Những sự vật được nhân hoá:

– Câu a: miệng, tai, mắt, chân, tay

– Câu b: tre

– Câu c: trâu

2. Các nhân hoá những sự vật trong các câu văn, thơ:

– Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật (câu a).

– Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật (câu b).

Trò chuyện, xưng hô với vật như với người (câu c).

Soạn bài luyện tập Nhân hóa trang 58, 59 SGK ngữ văn 6 tập 2

Bài 1: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hoá trong đoạn văn của Phong Thu ờ bài tập 1, SGK trang 58.

Trả lời:

Các nhân hoá có trong đoạn văn được thể hiện bằng các từ ngữ in đậm:

Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.

Các nhân hoá có tác dụng làm cho quang cảnh bên cảng được miêu tả sống động hơn; người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện trên cảng.

Bài 2: Hãy so sánh cách diễn đạt trong đoạn văn trên với đoạn văn dưới đây:

Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn tàu bé lúc nào cũng đậu mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.

Trả lời:

Đoạn văn ở câu 1 có nhiều phép nhân hoá hơn, nhờ vậy mà sinh động và cảm hơn.

Bài 3: Cho biết hai cách viết ở bài tập 3, SGK trang 58 có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh.

Trả lời:

Sự khác nhau trong hai cách viết:

– Cách 1 : Có dùng nhân hoá bằng cách gọi chổi rơm là cô bé, cô.

– Cách 2: Không dùng nhân hoá.

Vậy có thể dùng cách viết 1 cho văn bản biểu cảm, cách viết 2 cho văn thuyết minh.

Bài 4: Hãy cho biết phép nhân hoá trong mỗi đoạn trích ở bài tập 4 SGK được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào?

Trả lời:

a) núi ơi: trò chuyện, xưng hô với vật như người.

b) – (cua cá) tấp nập; (cỏ, vạc, sếu, le …) cãi cọ om sòm: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật;

– họ (cò, sếu, vạc, le …), anh (cò): dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.

c) (chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn; (thuyền) vùng vằng: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.

d) (cày) bị thương; thân mình, vết thương, cục máu: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất, bộ phận của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Bài 5: Hãy viết một đoạn văn miêu tà ngắn với nội dung tự chọn, trong dó có sử dụng phép nhân hoá.

Trả lời:

Tham khảo đoạn văn sau:

Trong vườn, những bông hoa đua nhau khoe sắc. Nụ hồng mỉm cười chúm chím. Hoa thược dược vươn cao trong bộ áo vàng, tím, đỏ. Cả những cành lay đơn khoe áo đẹp dưới ánh nắng ban mai. Cánh hoa trắng mịn màng, tinh khiết như đang nói với các bạn rằng:” Tôi là loài hoa mang đến niềm hạnh phúc cho mọi người”.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status