Soạn bài – Hứng trở về (Quy hứng)

Soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) trang 142 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng), sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

HỨNG TRỞ VÊ

(Quý hứng)

NGUYỄN TRUNG NGẠN

TIỂU DẪN

Nguyên Trung Ngạn (1289 – 1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), đỗ Hoàng giáp năm 16 tuổi. Khoảng năm 1314 – 1315, ông được cử đi sứ sang đáp lễ nhà Nguyên. Ông làm quan đến chức Thượng thư, còn để lại tác phẩm Giới Hiên thi tập.

Bài thơ Hứng trỏ về được sáng tác khi Nguyễn Trung Ngạn đang đi sứ ở Giang Nam (Trung Quốc)

VĂN BẢN

Phiên âm

Lão tang diệp lạc tàm phương tận,
Tảo đạo hoa hương giải chính phì.
Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo,
Giang Nam tuy lạc bất chư quy.

Dich nghĩa

Dâu già lá rụng tằm vừa chín,
Lúa sớm nở hoa thơm, cua đang lúc béo.
Nghe nói ở nhà dẫu nghèo vẫn tốt
Đất Giang Nam (1) tuy vui, cũng chẳng bằng về nhà.

Dịch thơ

Dâu già lá rụng tằm vừa chín,
Lúa sớm bông thơm cua béo nghê.
Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt,
Dầu vui đất khách chẳng bằng về.

(Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam tập II, Văn học thế kỉ X – thế kỉ XVII, Sđd)

Hướng dẫn soạn bài – Hứng trở về (Quy hứng)

I. Bố cục:

– Hai câu thơ đầu: Hình ảnh quê nhà xa xôi tươi đẹp, ấm áp qua nỗi lòng nhớ quê của nhà thơ.

– Hai câu thơ sau: Lời khẳng định tình yêu quê hương của tác giả.

II. Hướng dẫn soạn bài Hứng trở về (Quy hứng) chi tiết.

Giải câu 1 (Trang 142 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Nỗi nhơ quê hương ở hai câu thơ đầu có gì đặc sắc? (Lưu ý : Bài thơ sử dụng những hình ảnh dân dã, quen thuộc nhưng làm xúc động lòng người; lí giải vì sao.)

Trả lời:

Nỗi nhớ quê hương luôn là cảm xúc thường trực của người li khách. Điều đáng lưu ý là ở bài thơ này, nỗi nhớ ấy được gợi lên bằng những hình ảnh vô cùng quen thuộc: cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông sớm thoang thoảng hương thơm, cua đang lúc béo… Tất cả những hình ảnh này đều rất giàu sức gợi bởi nó gắn bó máu thịt với cuộc đời của mỗi con người, nhất là với những ai sinh ra và lớn lên ở nông thôn.

Giải câu 2 (Trang 142 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Phân tích nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong bài thơ qua những hình tượng thơ độc đáo.

Trả lời:

Thơ văn trung đại nói nhiều đến lòng yêu nước và người ta cũng có nhiều cách khác nhau để biểu đạt điều này. Với bài thơ “Quy hứng”, cái tình đối với đất nước, non sông có thêm một cung bậc nữa – đó là nỗi lòng của kẻ li hương. Quy hứng mở đầu bằng nỗi nhớ quê da diết của người li khách. Nhưng nó không được nói bằng những ngôn từ trực tiếp mà là bằng những hình ảnh dân dã quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Xa quê có ai không xúc động khi nghĩ về nong tằm, ruộng dâu, nghĩ về những ruộng lúa với những bông lúa mới trổ hoa hương đưa thoang thoảng hay nghĩ về một bữa canh cua giản dị mà ngon ngọt đến khó phai.

Tình yêu quê hương của tác giả không chỉ biểu hiện qua nỗi nhớ mà còn thể hiện qua cái khát khao được quay về. Sống sung sướng nơi đất khách, mà vẫn luôn nhớ đến quê hương (vùng quê tuy nghèo nhưng không bao giờ thiếu tình yêu thương, lòng vị tha nhân hậu và sự chân tình). Sự độc đáo của bài thơ chính là ở chỗ, những tình cảm lớn lao (lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc lại được thể hiện bằng những hình ảnh thơ giản dị, chân thực, mộc mạc và rất đỗi đời thường)

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Hứng trở về (Quy hứng)

Câu 1. Nỗi nhơ quê hương ở hai câu thơ đầu có gì đặc sắc? (Lưu ý : Bài thơ sử dụng những hình ảnh dân dã, quen thuộc nhưng làm xúc động lòng người; lí giải vì sao.)

Trả lời:

– Tác giả nhớ quê hương bởi những hình ảnh dân dã, bình dị và đơn sơ như dâu già, lúa, cua,..chứ không phải bởi những sản vật quý hiếm, những thức ngon của lạ. Nỗi nhớ quê của tác giả bộc lộ một cách chân thành, ấm áp và gần gũi.

Câu 2. Phân tích nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong bài thơ qua những hình tượng thơ độc đáo.

Trả lời:

– Bài thơ sử dụng những hình tượng thơ độc đáo

→ Hình ảnh gắn với thôn quê gần gũi, dân dã: dâu già, tằm, lúa, cua.

→ Hình ảnh biểu tượng: Giang Nam ⇒ biểu tượng cho xứ người xa hoa tráng lệ, những vùng đất giàu có, đô hội, trái ngươc với quê nhà nơi xa xôi.

– Bằng những hình tượng thơ ấy tác giả khẳng định lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc xuất phát từ trái tim, chứ không bởi những hào nhoáng, vật chất bề ngoài. Nhà thơ yêu và nhớ quê hương bởi chính cái mộc mạc và bình dị của miền đất ấy.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status