Soạn bài – Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng trang 143 – 144 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

TẠI LẦU HOÀNG HẠC

TIỄN MẠN HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG

(Hoàng Hạc lâu (1) tống Mạnh Hạo Nhiên (2) chi Quảng Lăng (3))

LÍ BẠCH

Tiểu dẫn

Lí Bạch (701 – 762), tự là Thái Bạch, quê ở Lũng Tây (nay thuộc tỉnh Cam Túc). Ông là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc. Vì tính cách khoáng đạt, thơ lại hay nói đến cõi tiên nên Lí Bạch được gọi là “Thi tiên”. Thơ ông hiện còn trên 1000 bài.

Nội dung thơ Lí Bạch rất phong phú, với những chủ đề chính là: ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú và mãnh liệt. Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng, bay bổng lại rất tự nhiên, tinh tế và giản dị. Đặc Trưng nổi bật của thơ Lí Bạch là sự thốgn nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.

Chú Thích:

(1) Hoàng Hạc lâu (lầu Hoàng Hạc): một thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc nằm trên mỏm Hoàng Hạc Cơ, núi Hoàng Hạc, bên sông Trường Giang, huyện Vũ Xương, nay thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.

(2) Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740): Một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Đường. Mạnh Hạo Nhiên hơn Lí Bạch 12 tuổi, nhưng họ là đôi bạn văn chương rất thân thiết.

(3) Quảng Lăng: một địa điểm trong thành Dương Châu, tỉnh Giang Tô. Ở thời Đường, Dương Châu là đô thị phồn hoa bậc nhất.

Văn bản

Phiên âm

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàn viễn ảnh bích không tân,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Dịch nghĩa

Bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc, ở phía tây,
Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba, mùa hoa khói.
Bóng cánh buồn lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc,
Chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời.

Dịch thơ

Bạn từ lậu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dong.
Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy dong sông bên trời.

Ngô Tất Tố dịch, (Thơ Đường, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)

Hướng dẫn soạn bài – Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

I. Bố cục:

– Hai câu thơ đầu: Cuộc chia li, tiễn bạn tới Quảng Lăng của nhà thơ.

– Hai câu thơ sau: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng nhìn người bạn thân xa khuất dần.

II. Hướng dẫn soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng chi tiết.

Giải câu 1 (Trang 144 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc – sông Trường Giang – Dương Châu), thời gian (tháng ba – mùa hoa khói) và con người (cố nhân…) trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm trạng người đưa tiễn?

Trả lời:

Bài thơ của Lí Bạch gần như chỉ thuần tả cảnh. Thế nhưng trong cảnh vẫn hiện lên đằm thắm cái tình. Sở dĩ có điều ấy là vì bài thơ có một sợi dây liên tưởng được tạo nên bởi những hình ảnh và những mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

– Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh: Lầu Hoàng Hạc (một thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng cho sự chia li) – thành Dương Châu (nơi bạn nhà thơ sắp đến – một thắng cảnh đô hội phồn hoa. . ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút. Vậy nên dù Lí Bạch có tiễn bạn đến chốn phồn hoa thì buổi chia tay ấy cũng đâu có giấu được nỗi buồn. Lầu Hoàng Hạc đã gợi buồn, khoảng cách giữa mình với nơi bạn đến còn gợi buồn hơn.

– Mối quan hệ thời gian: Tháng ba – mùa hoa khói. Đó là vào lúc “xuân vừa chín”, sông Trường Giang nhộn nhịp hoa khói mùa xuân (hoa khói cũng tượng trưng cho sự phồn hoa của Dương Châu – nơi Mạnh Hạo Nhiên sắp đến). Cảnh vào lúc ấy tuy có gợi lên một chút nhộn nhịp nhưng vẫn không át được nỗi buồn lúc chia li.

– Mối quan hệ con người: Tác giả chỉ dành giới thiệu qua hai chữ “cố nhân”. Thế nhưng chỉ với hai chữ đó, tự nó đã gợi ra mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu giữa bạn với nhà thơ.

Có thể nói giải mã được các mối quan hệ này, chúng ta sẽ cảm nhận rõ và sâu sắc hơn cái tình sâu sắc và kín đáo của nhà thơ.

Giải câu 2 (Trang 144 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Sông Trượng Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên sông Trường Giang hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lí Bạch lại chỉ thấy “cánh buôm lẻ loi” (cô phàm) của “cố nhân”?

Trả lời:

Sông Trường Giang là một huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Vào mùa xuân hẳn phải có rất nhiều thuyền bè xuôi ngược. Vậy mà người đưa tiễn chỉ thấy có một cánh buồm đơn chiếc (cô Phàm) của cố nhân cứ dần dần lùi sâu vào nước xanh mênh mang thăm thẳm. Cái tình của Lí Bạch sâu sắc cũng là ở chỗ ấy. Tiễn bạn mà cứ nhìn chăm chăm vào bóng thuyền của bạn cho đến khi khuất hẳn ấy là tấm lòng đã định hướng cho đôi mắt. Người ra đi cô đơn, người đưa tiễn cũng cô đơn, bịn rịn, luyến lưu.

Giải câu 3 (Trang 144 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Anh (chị) hãy tự đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn nhìn theo cánh buồm dẫn xa và dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân.

Trả lời:

Người đi đã đi xa. Vậy mà người đưa tiễn vẫn đứng lặng mãi trên lầu Hoàng Hạc. Bởi chỉ có bằng cách ấy, nhà thơ mới có thể dõi theo bóng bạn. Thời gian mà người tiễn đưa “đứng lặng” hẳn phải rất lâu thì mới nhìn thấy con thuyền – bóng buồm – cột buồm – điểm chấm nhỏ ti rồi cuối cùng mất hẳn. Bài thơ cứ như vậy, tuy không nói lời nào về tình bạn mà sao tình cảm cứ chứa chan hòa cả vào trời mây sông nước bao la.

Soạn phần luyện tập bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 144 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Người ta thường cho rằng: Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời). Hãy tìm “ý tại ngôn ngoại” qua bài thơ này.

Trả lời:

Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được những “ý ở ngoài lời”. Bài thơ của Lí Bạch cũng sắc sảo và tài hoa như thế:

– Trước hết, các địa danh được nói đến trong bài (Hoàng Hạc, Dương Châu) đều là những địa danh giàu sức gợi. Nói đến lầu Hoàng Hạc, người ta có thể liên tưởng ngay đến nỗi sầu li biệt. Cũng vậy ở trong bài thơ này, sự xuất hiện của địa danh Hoàng Hạc làm cho cuộc chi li của tác giả với bạn thêm xúc động và da diết hơn. Địa danh ương Châu cũng gợi ra nỗi buồn vì nó giúp ta liên tưởng đến cảnh tượng đối lập: người đi đến chốn phồn hoa đi hội >< người ở lại buồn bã, cô đơn.

– Hình ảnh cánh buồm càng ngày càng xa thực chất để gợi lên cái tình của nhà thơ: có yêu quý bạn mới đứng lâu như vậy để dõi theo “bóng buồm” của bạn cho đến lúc không còn nhìn thấy nữa.

– Toàn thể bài thơ thực chất cũng đã làm nên một tín hiệu nghệ thuật theo kiểu “ý ở ngoài lời”. Bởi ẩn đằng sau bức tranh phong cảnh là cái tình lênh láng của nhà thơ (cái không được nói đến chút nào ở trong phần lời của bài thơ).

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 144 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Các nhà thơ thời Đường rất trân trọng tình bạn. Anh (chị) hãy suy ngẫm về vị trí và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống ngày nay.

Trả lời:

Các nhà thơ Đường rất trọng tình bạn:

Vạn lạng hoàng kim còn dễ kiếm

Thế gian tri kỉ thật khó tìm.

Quả đúng là như vậy, bạn bè dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào cũng vô cùng quan trọng và đáng quý đối với mỗi chúng ta. Nó giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm đáng yêu và đáng trọng. ở thời nào cũng vậy, bạn của ta có người tốt và người xấu. Điều quan trọng là ta biết “chọn bạn mà chơi”. Người bạn tốt cũng giống như ngọn đèn sáng trong đêm, không chỉ chiếu sáng cho người mà còn chiếu sáng cho ta.

Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 144 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Học thuộc lòng bài thơ (phần phiên âm và dịch thơ).

Trả lời:

Các em tự học thuộc bài thơ

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Câu 1. Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc – sông Trường Giang – Dương Châu), thời gian (tháng ba – mùa hoa khói) và con người (cố nhân…) trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm trạng người đưa tiễn?

Trả lời:

– Không gian: Hoàng Hạc lâu – nơi đưa tiễn, Dương Châu – điểm đến, không gian ám chỉ sự xa xôi, cách trở.

– Thời gian: yên hoa tam nguyệt – mùa hoa khói tháng ba, thời điểm mùa xuân, thời điểm của những cuộc hội ngộ, sum vầy.

– Giữa không gian và thời gian ấy, con người trở nên cô độc hơn bao giờ hết, không gian rộng lớn khiến con người trở nên nhỏ bé, thời gian khiến nỗi cô đơn của con người càng trở nên cô độc, không có bất cứ điểm tựa tinh thần nào.

– Mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người càng khắc sâu nỗi buồn, tâm tình của người đưa tiễn.

Câu 2. Sông Trượng Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên sông Trường Giang hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lí Bạch lại chỉ thấy “cánh buôm lẻ loi” (cô phàm) của “cố nhân”?

Trả lời:

– Giữa mùa xuân có nhiều thuyền bè xuối ngược nhưng Lí Bạch lại chỉ thấy cánh buồm cô lẻ của cố nhân bởi vì trong tâm tình, cảm xúc của người đưa tiễn lúc ấy chỉ có hình ảnh của người bạn đang đi xa của mình. Tình cảm nhớ mong khôn nguôi trong cuộc chia li đã chi phối cái nhìn ngoại cảnh của người đưa tiễn.

Câu 3. Anh (chị) hãy tự đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn nhìn theo cánh buồm dẫn xa và dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân.

Trả lời:

– Cánh buồm xa dần, hình ảnh cố nhân ngày càng trở nên bé nhỏ và dần biến mất.

– Dòng sông chảy vào cõi trời khắc họa bức tranh không gian rộng hơn, sông và trời như hòa vào làm một, hút tầm mắt của con người, không phân định được đâu là đường chân trời.

– Con người đứng trong khung cảnh ấy tự nhiên trở nên nhỏ bé, cô lẻ, nỗi cô đơn trong lòng như nhận được sự cộng hưởng của ngoại cảnh nên càng trở nên khắc khoải, đau đáu.

Soạn phần luyện tập bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng trang 144 SGK ngữ văn 10 tập 1

Câu 1. Người ta thường cho rằng: Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời). Hãy tìm “ý tại ngôn ngoại” qua bài thơ này.

Trả lời:

– Bài thơ là tâm trạng của nhà thơ khi tiễn người tri kỉ đến một nơi xa xôi. Cả bài thơ không xuất hiện một chữ sầu hay chữ buồn nào nhưng từ cách xây dựng hình tượng không gian, thời gian, từ cách đặt điểm nhìn mà nỗi buồn đã tràn đầy cả bài thơ. Ý tại ngôn ngoại trong bài thơ này là nỗi nhớ mong, niềm cô độc của người ở lại trong cuộc chia li.

Câu 2. Các nhà thơ thời Đường rất trân trọng tình bạn. Anh (chị) hãy suy ngẫm về vị trí và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống ngày nay.

Trả lời:

Con người sống ở đời không ai là không cần đến tình bạn. Ngoài gia đình thì bạn bè chính là những người quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta. Bạn không chỉ là người để ta đồng hành, trò chuyện mà còn là người để ta tâm sự, sẻ chia. Có những tình bạn khăng khít, thân thiết như tình thân. Bạn bè cũng chính là tấm gương soi chiếu cuộc đời ta, những người mà ta kết thân cùng sẽ thể hiện con người ta.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status