Soạn bài – Cụm Động Từ

Soạn bài Cụm Động Từ trang 148 – 150 SGK ngữ văn lớp 6 tập 1, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Cụm Động Từ sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Cụm Động Từ

I. Cụm Động Từ Là Gì ?

Giải câu 1 – Cụm Động Từ Là Gì ? (Trang 148 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 1. Các từ ngữ được in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. (in đậm từ: đã, nhiều nơi, cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người).

(Em bé thông minh)

Trả lời:

Các từ ngữ in đậm là phụ ngữ của các động từ đi, ra:

đã, nhiều nơi bổ sung ý nghĩa cho động từ đi

cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người bổ sung ý nghĩa cho động từ ra

Giải câu 2 – Cụm Động Từ Là Gì ? (Trang 148 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 2. Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm nói trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng ?

Trả lời:

– Lược bỏ các phụ ngữ, câu trên sẽ thành: Viên quan đi, đến đâu cũng ra.

– Với hình thức câu như thế, người đọc sẽ không thể hiểu được nội dung ý nghĩa mà người kể muốn biểu đạt. Như vậy, các từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ có một vai trò quan trọng, giúp biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa.

Giải câu 3 – Cụm Động Từ Là Gì ? (Trang 148 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 3. Tìm một cụm động từ. Đặt câu với cụm động từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động trong câu của cụm động từ so với một động từ.

Trả lời:

Cụm động từ đã đi nhiều nơi làm vị ngữ trong câu: Hồi còn trẻ, ông nội tôi đã đi nhiều nơi.

Cụm động từ làm chủ ngữ (không đi kèm phụ ngữ trước) trong câu: Đi nhiều nơi là đặc điểm của nghề phóng viên.

Các cụm động từ này đều có ý nghĩa đầy đủ hơn, và cấu tạo phức tạp hơn so với một động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.

II. Cấu Tạo Của Cụm Động Từ

Giải câu 1 – Cấu Tạo Của Cụm Động Từ (Trang 149 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 1. Vẽ mô hình cấu tạo của các cụm động từ trong câu đã dẫn ở phần I.

Trả lời:

Soan bai cum dong tu sgk ngu van 6 tap 1 hinh anh 1

Giải câu 2 – Cấu Tạo Của Cụm Động Từ (Trang 149 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 2. Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm động từ. Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho động từ trung tâm những ý nghĩa gì.

III. Luyện Tập

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 150 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 1. Chuyện kể về ai? Bài làm giới thiệu nhân vật đã đủ rõ chưa?

Trả lời:

Các cụm động từ:

a. còn đang đùa nghịch ở sau nhà

b. yêu thương Mị Nương hết mực;muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

c. đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 150 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 2. Sự việc được lựa chọn có ý nghĩa thú vị như thế nào, có chứng tỏ là em đã chịu khó quan sát và suy nghĩ không, có gợi lên được không khí sinh hoạt và tính nết của con người hay không?

Trả lời:

Soan bai cum dong tu sgk ngu van 6 tap 1 hinh anh 2

Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 150 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 3. Các phần của bài có cân đối không? Phần Mở bài có gây được chú ý, phần Kết bài có làm cho ý nghĩa bài viết thêm nổi bật không?

Trả lời:

– Phụ ngữ: chưa thể hiện sự lúng túng của người cha, đang loay hoay tìm cách trả lời.

– Phụ ngữ: không thể hiện sự bối rối, không xử trí được tình huống của viên quan.

Cả hai từ chưa và không đều mang nghĩa phủ định, chỉ khác nhau về mức độ:

+ chưa có ý nghĩa phủ định điều gì đó tính đến thời điểm hiện tại

+ không hàm nghĩa phủ định hoàn toàn

– Hai từ này có tác dụng tô đậm sự thông minh, nhanh trí của em bé: cha còn chưa nghĩ ra thì em đã đáp khiến viên quan không biết trả lời thế nào

Giải câu 4 – Luyện tập (Trang 150 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Viết một câu trình bày ý nghĩa của truyện Treo biển. Chỉ ra các cụm động từ trong câu đó.

Treo biển mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến của bên ngoài.

Cụm động từ: mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng. Trong đó phê phán là động từ trung tâm.

Tham khảo bài soạn Cụm Động Từ khác

Câu 1: Tìm các cụm động từ trong các câu văn ở bài tập 1 SGK rồi chép các cụm động từ đó vào mô hình cụm động từ.

Trả lời

* Các cụm động từ:

a) còn đang đùa nghịch ở sau nhà

b) – yêu thương Mị Nương hết mực

– muôn kén cho con một người chồng thật xứng đáng

c) – đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ

– có thì giờ đi hỏi em bé thông minh nọ

– đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ

* Đưa các cụm động từ vào mô hình cụm dộng từ:

Soan bai cum dong tu sgk ngu van 6 tap 1 hinh anh 3

Câu 2: Đọc đoạn văn trong bài tập 3 SGK – tr.149 và thực hiện yêu cầu bên dưới: Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ được in đậm trong đoạn văn. Việc dùng các phụ ngữ này trước động từ miêu tả hành động của người cha và viên quan nói lên điều gì về trí thông minh của chú bé trong truyện Em bé thông minh.

Trả lời

– Phụ ngữ chưa đứng trước các động từ: biết, trả lời mang ý nghĩa phủ định tương đối. Phụ ngữ không đứng trước các động từ: biết, đáp mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối. Cả hai phụ ngữ đều cho thấy sự thông minh, nhanh trí của em bé: cha chưa kịp nghĩ ra câu trả lời thì con đã lại một câu mà viên quan cũng không thể trả lời được.

DMCA.com Protection Status