Soạn bài – Từ trái nghĩa

Soạn bài Từ trái nghĩa trang 128 – 129 SGK ngữ văn lớp 7 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Từ trái nghĩa, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Từ trái nghĩa

I. Thế nào là từ trái nghĩa?

Giải câu 1 – Thế nào là từ trái nghĩa (Trang 128 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Đọc lại bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Tương Như và bản dịch thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê của Trần Trọng San. Dựa vào các kiến thức đã học ở Tiểu học, tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ đó.

Trả lời:

Các cặp từ trái nghĩa: ngẩng – cúi (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh); trẻ – già, đi – trở lại (Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê).

Giải câu 2 – Thế nào là từ trái nghĩa (Trang 128 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già.

Trả lời:

Trẻ – già trái nghĩa với nhau về tuổi tác; trong trường hợp rau già, cau già thì trái nghĩa với già là non (rau non, cau non).

II. Sử dụng từ trái nghĩa

Giải câu 1 – Sử dụng từ trái nghĩa (Trang 128 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì?

Trả lời:

Tác dụng của từ trái nghĩa trong hai bài thơ dịch:

Ngẩng đầu – cúi đầu: Hai hành động ngược chiều nhau, thể hiện sự trăn trở suy tư trong tâm hồn nhà thơ.

Đi trẻ – về già: Hai hình ảnh, hai hành động tương phản, làm nổi bật sự thay đổi ở hai thời điểm khác nhau trong cuộc đời người, hàm chứa sự ngậm ngùi, xót xa.

=> Từ trái nghĩa tạo nên phép đối, tô đậm, khắc sâu hình ảnh và tình cảm biểu đạt.

Giải câu 2 – Sử dụng từ trái nghĩa (Trang 128 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ấy.

Trả lời:

Các từ trái nghĩa chủ yếu được sử dụng nhằm tạo mối liên hệ tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

III. Luyện tập

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 129 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau đây:

– Chị em như chuối nhiều tàu,

Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời.

 

– Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.

 

– Ba năm được một chuyến sai,

Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.

 

– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Trả lời:

Những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ đã cho là:

Tấm lành – tấm rách, giàu – nghèo, ngắn – dài, đêm – ngày, sáng – tối.

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 129 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Tìm các từ trái nghĩa với những từ in đậm trong các cụm từ sau đây:

tươi:

+ cá tươi

+ hoa tươi

yếu:

+ ăn yếu

+ học lực yếu

xấu:

+ chữ xấu

   + đất xấu

Trả lời:

Tươi tươi ươn
Hoa tươi Hoa héo
Yếu Ăn yếu Ăn khỏe
Học lực yếu Học lực tốt
Xấu Chữ xấu Chữ đẹp
Đất xấu Đất tốt

Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 129 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:

– Chân cứng đá …

– Có đi có …

– Gần nhà … ngõ

– Mắt nhắm mắt …

– Chạy sấp chạy …

– Vô thưởng vô …

– Bên … bên khinh

– Buổi … buổi cái

– Bước thấp bước …

– Chân ướt chân …

Trả lời:

+ Chân cứng đá mềm

+ Vô thưởng vô phạt

+ Có đi có lại

+ Bên trọng bên khinh

+ Gần nhà xa ngõ

+ Buổi đực buổi cái

+ Mắt nhắm mắt mở

+ Bước thấp bước cao

+ Chạy sấp chạy ngửa

+ Chân ướt chân ráo

Giải câu 4 – Luyện tập (Trang 129 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa.

Trả lời:

Tham khảo đoạn văn sau:

Quê ngoại em ở dưới chân núi Bạch Mã. Rặng núi lô nhô lúc cao lúc thấp chạy dài ăn ra tới phá Tam Giang. Buổi sáng trời trong đứng ở cây số ba có thể nhìn thấy hình dáng chú ngựa trắng đang bay trên phiến đá khổng lồ lưng chừng núi. Buổi tối trăng lên, gió nồm nam thổi đưa những đám mây trắng tràn qua đỉnh núi giống như một thác nước khổng lồ đang chảy. Nếu có dịp trèo lên tới đỉnh Bạch Mã bạn sẽ thấy vô cùng tuyệt vời. Phía trước là biển cả mênh mông, phía sau là núi non trùng điệp chất chồng lên nhau, trên đầu là trời cao xanh thẳm và phía dưới là làng mạc bình yên ẩn mình dưới những lũy tre xanh. Em yêu vô cùng quê ngoại tươi đẹp!

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Từ trái nghĩa

I. THẾ NÀO LÀ TỪ TRÁI NGHĨA

Câu 1. Đọc lại bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Tương Như và bản dịch thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê của Trần Trọng San. Dựa vào các kiến thức đã học ở Tiểu học, tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ đó.

Trả lời:

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: cử (ngẩng) – đê (cúi).

Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê: thiếu (trẻ) – lão (già), tiểu (nhỏ) – đại (lớn), li (ra đi) – hồi (quay về).

Câu 2. Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già.

Trả lời:

Trong trường hợp này trái nghĩa với từ già là từ non. (rau non, cau non)

II. SỬ DỤNG TỪ TRÁI NGHĨA

Câu 1. Trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì?

Trả lời:

Trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa nhằm tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời thơ thêm sinh động.

– Ngẩng đầu – cúi đầu: thể hiện sự trăn trở suy tư trong tâm hồn nhà thơ.

– Trẻ – già, ra đi – quay về: hai hình ảnh, hai hành động thể hiện sự thay đổi ở 2 thời điểm của cuộc đời.

Câu 2. Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ấy.

Trả lời:

Một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa: ba chìm bảy nổi, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, giọt ngắn giọt dài, dở sống dở chết,… tạo sự cân đối xứng làm cho lời nói, câu văn thêm sinh động, mang tính hình tượng cao.

III. Soạn phần luyện tập bài Từ trái nghĩa trang 129 SGK ngữ văn 7 tập 1

Bài 1. Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau đây:

– Chị em như chuối nhiều tàu,

Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời.

 

– Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.

 

– Ba năm được một chuyến sai,

Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.

 

– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Trả lời:

Những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ đã cho là:

Tấm lành – tấm rách, giàu – nghèo, ngắn – dài, đêm – ngày, sáng – tối.

Bài 2. Tìm các từ trái nghĩa với những từ in đậm trong các cụm từ sau đây:

tươi:

+ cá tươi

+ hoa tươi

yếu:

+ ăn yếu

+ học lực yếu

xấu:

+ chữ xấu

   + đất xấu

Trả lời:

tươi:

– cá tươi >< cá ươn.

– hoa tươi >< hoa héo.

yếu:

– ăn yếu >< ăn khỏe.

– học lực yếu >< học lực giỏi, tốt.

xấu:

– chữ xấu >< chữ đẹp

– đất xấu >< đất tốt.

Bài 3. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:

– Chân cứng đá …

– Có đi có …

– Gần nhà … ngõ

– Mắt nhắm mắt …

– Chạy sấp chạy …

– Vô thưởng vô …

– Bên … bên khinh

– Buổi … buổi cái

– Bước thấp bước …

– Chân ướt chân …

Trả lời:

Chân cứng đá mềm

Có đi có lại

Gần nhà xa ngõ

Mắt nhắm mắt mở

Chạy sấp chạy ngửa

Vô thưởng vô phạt

Bên trọng bên khinh

Buổi đực buổi cái

Bước thấp bước cao

Chân ướt chân ráo.

Bài 4. Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa.

Trả lời:

Quê hương là nơi em sinh ra và lớn lên – nơi đó cho em biết yêu thương, sẻ chia, yêu cuộc đời và yêu Tổ quốc. Tình cảm yêu quê em có được là từ lời ru ngọt ngào của mẹ và những bài dạy nghiêm khắc của cha. Có những lúc, em thấy mình thật nhỏ bé trước quê hương rộng lớn nhưng có lúc em thấy mình thật to lớn vì được quê hương chở che, đùm bọc. Vì vậy, dù mai sau em có xa mảnh đất yêu dấu này thì quê hương vẫn nằm trọn trong trái tim em.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status