Soạn bài – Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối

Soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối trang 124 – 126 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối

I. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP (ĐIỆP NGỮ)

Giải câu 1 – Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ) (Trang 124 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi.

(1)

Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc em thay.

Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.

Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.

(Ca dao)

(2)

– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

(Tục ngữ)

– Có công mài sắt có ngày nên kim (Tục ngữ)
– Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo.

(Tục ngữ)

a) – Ở ngữ liệu (1), nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn. Nếu anh (chị) thử thay thế bằng hoa tầm xuân hay hoa cây này,… thì câu thơ sẽ như thế nào? (Có gì khác về ý, hình ảnh và nhạc điệu? Có gợi được hình ảnh người con gái không?)

– Cũng ở ngữ liệu (1):

Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.

Vì sao có sự lặp lại ở hai câu sau? Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh đã rõ ý chưa? Cách lặp này có giống với nụ tầm xuân ở câu trên không?

b) Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ có phải là phép điệp tu từ không? Việc lặp từ ở những câu đó có tác dụng gì?

c) Phát biểu định nghĩa về phép điệp.

Trả lời:

a) Ngữ liệu 1:

– Hình ảnh “nụ tầm xuân” là một ý đồ nghệ thuật của tác giả dân gian. Sự lặp lại cụm từ “nụ tầm xuân” mới tạo nên sự liên tưởng đồng nhất giữa nụ tầm xuân và người con gái. Nếu được thay thế bằng các cụm từ hoa tầm xuân hay hoa cây này, … thì câu thơ sẽ không còn ý nghĩa nghệ thuật nào. Hơn thế, cũng nhờ biện pháp điệp ngữ mà câu 2 và câu 3 có được nhịp điệu hài hòa thuần nhất, giúp câu thơ có tính nhạc.

– Sự lặp lại ở đoạn “bây giờ em … thuở nào ra”: nhằm mục đích nhấn mạnh, khắc sâu tình thế khó khăn của cô gái. Nếu thiếu đi sự so sánh này thì tình thế “đã có chồng” của cô gái chưa thể hình dung rõ ràng và sinh động được. Hình thức lặp cũng giống cách lặp trong cụm từ “nụ tầm xuân” (lối điệp vòng tròn).

b) Ngữ liệu 2:

Các câu tục ngữ ở đây tuy cũng có những từ ngữ, hoặc những kiểu cấu trúc câu lặp lại nhau nhưng việc lặp từ ở đây không phải là phép điệp tu từ. Sự lặp lại chỉ mang mục đích diễn đạt cho rõ ý.

c) Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một hoặc một số yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, cụm từ, câu, từ) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng.

Giải câu 2 – Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ) (Trang 125 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Bài tập ở nhà

a) Tìm ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ.

b) Tìm ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp.

c) Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.

Trả lời:

a) Ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ:

– “Tim anh ta đập nhanh hơn và anh ta ăn nhiều bữa hơn, uống nhiều rượu vang hơn và đọc sách nhiều hơn.”

(Cái vô hạn trong lòng bàn tay, Ngữ văn 10 tập 2. Tr.74)

– Nhưng để chống được tham nhũng, trước hết phải hiểu tham nhũng là gì đã!

– Cái đẹp của xứ Nghệ không phải ở nơi cánh đồng phì nhiêu … cái đẹp của Nghệ – Tĩnh là ở nơi núi non hùng vĩ.

(Ngữ văn 10, tập hai, tr.54)

b) Ba ví dụ về phép điệp trong những bài văn đã học:

Ví dụ 1:

Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

(Truyện Kiều)

Ví dụ 2:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.

(Chinh phụ ngâm – Đặng trần Côn)

Ví dụ 3:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

c) Đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.

Không gian dần chìm lắng trong đêm khuya tĩnh mịch. Mặt trăng tròn vành vạch dần nhô lên khỏi lũy tre làng, soi bóng xuống mặt sông, làm nó trở thành một đường trăng dát vàng. Hàng vạn ngôi sao như hàng vạn viên kim cương quý giá tô điểm thêm vẻ đẹp cho bầu trời đêm khuya. Đẹp biết bao đêm trăng quê hương!

II. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI

Giải câu 1 – Luyện tập về phép đối (Trang 125 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi.

(1) – Chim có tổ, người có tông.

(Tục ngữ)

– Đói cho sạch, rách cho thơm.

(Tục ngữ)

– Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững.

(Tục ngữ)

(2)

Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng,
Hậu hành văn: trừ thói cửa quyền.

(Câu đối, báo Giáo dục và Thời đại, số Xuân 2000)

(3)

Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

(4)

Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng.

(Nguyễn Công Trứ)

a) Ở ngữ liệu (1) và (2), anh (chị) thấy cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt? Sự phân chia thành hai vế câu cân đối được gắn kết lại nhờ những biện pháp gì? Vị trí của các danh từ (chim, người; tổ, tông,…), các tính từ (đói, rách, sạch, thơm,…), các động từ (có, diệt, trừ,…) tạo thế cân đối như thế nào?

b) Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau như thế nào?

c) Tìm một số ví dụ về phép đối trong Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du) và thơ Đường luật. Đọc một vài câu đối mà anh (chị) nhớ được.

d) Phát biểu định nghĩa về phép đối.

Trả lời:

a) Ở ngữ liệu 1 và 2, cách sắp xếp từ ngữ có điểm đặc biệt đó là sự phân chia thành hai vế câu rất đều đặn và có sự đối ứng nhau rất chỉnh. Sự phân chia thành hai về câu vừa cân đối vừa có sự gắn kết với nhau đó là nhờ vào phép đối. vị trí các danh từ (chim, người, tổ, tông, …), các tính từ (đói, rách, sạch, thơm, …) động từ đó đều nằm ở thế đối ứng với nhau về thanh, hoặc từ loại, hoặc về ý nghĩa … khiến cho các câu văn hài hòa, cân đối với nhau.

b) Ở trong ngữ liệu 3, các câu 2 và 4 đều có tồn tại phép đối. Phương thức đối trong các câu này là đối từ loại (khuôn trăng/ nét ngài; đầy đặn/ nở nang …). Ở ngữ liệu 4, phép đối được xây dựng theo kiểu đối ý và đối thanh.

c) Ví dụ phép đối:

– Trong Hịch tướng sĩ:

“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.”

– Trong Bình ngô đại cáo:

+ Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế/ Gây binh kết oán, trải hai mươi năm.

+ Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phất phới/ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.

– Truyện Kiều:

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

– Một số bài thơ khác:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

(Cảnh ngày hè)

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

(Nhàn)

d) Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạp nên hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong cách diễn đạt để hướng đến làm nội bật nội dung ý nghĩa nào đó.

Giải câu 2 – Luyện tập về phép đối (Trang 126 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Phân tích các ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.

– Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.

(Tục ngữ)

– Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

(Tục ngữ)

a) Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì? Vì sao người ta không thể thay được những từ trong đó (ví dụ: nhiều người muốn thay bán và mua)? Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm (vần, từ, câu)?

b) Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền?

Trả lời:

a) Phép đối trong tục ngữ tạo ra sự hài hòa, cân đối và giúp cho việc diễn đạt ý được khái quát và cô đọng. Nó giúp cho người nghe, người đọc dễ nhớ, dễ thuộc.

– Không thể dễ dàng thay thế các từ vì các từ trong một câu tục ngữ thường thuộc một kiểu đối nào đó. VD: từ “bán” và từ “mua” nằm trong phép đối từ loại và đối ý.

– Thông thường, phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ về vần, từ và câu đi kèm, trong đó đặc biệt là những biện pháp ngôn ngữ về từ và câu.

b) Vì: cách nói trong tục ngữ hàm súc, cô đọng đồng thời nhờ sự hỗ trợ tích cực của phép đối mà tục ngữ dễ nhớ và dễ lưu truyền hơn.

Giải câu 3 – Luyện tập về phép đối (Trang 126 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Bài tập ở nhà

a) Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ.

b) Ra một vế đối cho các bạn cùng đối, kiểu như:

Tết đến, cả nhà vui như Tết.

Trả lời:

a) Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ:

– Kiểu đối thanh (trắc đối bằng): Ăn cây nào / rào cây ấy, uống nước / nhớ nguồn.

– Kiểu đối chọi về nghĩa: Gần mực thì đen / gần đèn thì sáng.

– Kiểu đối từ loại (tính từ đối tính từ, danh từ đối danh từ, động từ đối động từ): Chó treo/ mèo đậy (chó/ mèo (danh từ); treo/ đậy (động từ)).

– Kiểu đối giữa các câu:

Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

(Truyện Kiều)

b) Ra một vế đối cho các bạn cùng đối.

Ví dụ: Tết đến, cả nhà vui như Tết.

Đối lại là: Xuân về, khắp nước trẻ cùng xuân.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối

I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)

Câu 1. Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi.

(1)

Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc em thay.

Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.

Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.

(Ca dao)

(2)

– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

(Tục ngữ)

– Có công mài sắt có ngày nên kim (Tục ngữ)
– Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo.

(Tục ngữ)

a) – Ở ngữ liệu (1), nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn. Nếu anh (chị) thử thay thế bằng hoa tầm xuân hay hoa cây này,… thì câu thơ sẽ như thế nào? (Có gì khác về ý, hình ảnh và nhạc điệu? Có gợi được hình ảnh người con gái không?)

– Cũng ở ngữ liệu (1):

Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.

Vì sao có sự lặp lại ở hai câu sau? Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh đã rõ ý chưa? Cách lặp này có giống với nụ tầm xuân ở câu trên không?

b) Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ có phải là phép điệp tu từ không? Việc lặp từ ở những câu đó có tác dụng gì?

c) Phát biểu định nghĩa về phép điệp.

Trả lời:

a) Ở ngữ liệu (1), nụ tầm xuân khiến người ta liên tưởng đến người con gái. Nụ tầm xuân nở cũng như em có chồng rồi vậy.

– Nếu nụ tầm xuân được thay thế bằng hoa tầm xuân hoặc hoa cây này thì giá trị biểu đạt của câu không còn nữa, thay vào đó chỉ như miêu tả một loài cây đơn thuần.

– Bốn câu cuối bài có sự lặp lại của hình ảnh cá cắn câu và chim vào lồng nhằm tác dụng nhấn mạnh số phận “cá chậu chim lồng” đầy chua xót của người con gái. Nếu không lặp lại thì ý so sánh đã rõ ý, nhưng việc lặp lại tô đậm thêm ý so sánh. Cách lặp này giống với cách lặp nụ tầm xuân ở phía (lối lặp vòng tròn).

b) Viêc lặp từ không phải là phép điệp tu từ mà chỉ nhằm tạo nên tính đối xứng và tính nhịp điệu cho câu thơ.

c) Định nghĩa về phép điệp

Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một hoặc một số yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, cụm từ, câu, từ) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng.

Câu 2. Bài tập ở nhà

a) Tìm ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ.

b) Tìm ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp.

c) Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.

Trả lời:

a) Ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ:

(1)

Thương em anh cũng muốn vô

Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang

Phá Tam Giang ngày nay đã cạn

Truông Nhà Hồ nội tán cấm nghiêm

(2)

Cô ấy nhảy đẹp và múa cũng đẹp.

(3)

Sách cung cấp cho chúng ta những kiến thức quý giá, sách cũng mở ra cho chúng ta những chân trời mới.

b) Ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp

(1)

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Nhớ sao lớp học i tờ

Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

(Việt Bắc – Tố Hữu)

(2)

Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

(3)

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, Một dân tộc đã gan góc đứng về phe. Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

(Hồ Chí Minh)

c) Đoạn vă có phép điệp theo nội dung tự chọn.

Gợi ý đoạn văn mẫu:

Quê hương là nơi mà ai đi xa cũng đều muốn trở về. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi ta đã trải qua tuổi thơ đẹp đẽ dưới cánh diều sáo vi vu bên con sông quê êm đềm. Quê hương là nơi em bé lớn lên khỏe mạnh bằng dòng sữa ấm áp của mẹ và lời ru ầu ơ của bà. Quê hương là những ngày rong chơi trên những cánh đồng, ống quần găm đầy cỏ ấu. Quê hương là những chiều ngả người trên lưng trâu đọc sách hay bày trò trận giả với lũ bạn thân. Quê hương còn là những đêm trăng thành gió mát, bà trải chiếc chiếu con ra giữa sân, đàn cháu quây quần túm tụm ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích. Quê hương cũng là nguồn nước mát nuôi dưỡng những phần tâm hồn trong trẻo của con người. Quê hương – hai tiếng gọi thiêng liêng và ấm áp mà mỗi khi nghe thấy đều khiến con người ta bồi hồi, thổn thức.

II. Luyện tập về phép đối

Câu 1. Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi.

(1) – Chim có tổ, người có tông.

(Tục ngữ)

– Đói cho sạch, rách cho thơm.

(Tục ngữ)

– Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững.

(Tục ngữ)

(2)

Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng,
Hậu hành văn: trừ thói cửa quyền.

(Câu đối, báo Giáo dục và Thời đại, số Xuân 2000)

(3)

Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

(4)

Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng.

(Nguyễn Công Trứ)

a) Ở ngữ liệu (1) và (2), anh (chị) thấy cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt? Sự phân chia thành hai vế câu cân đối được gắn kết lại nhờ những biện pháp gì? Vị trí của các danh từ (chim, người; tổ, tông,…), các tính từ (đói, rách, sạch, thơm,…), các động từ (có, diệt, trừ,…) tạo thế cân đối như thế nào?

b) Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau như thế nào?

c) Tìm một số ví dụ về phép đối trong Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du) và thơ Đường luật. Đọc một vài câu đối mà anh (chị) nhớ được.

d) Phát biểu định nghĩa về phép đối.

Trả lời:

a) ở ngữ liệu (1) và (2), từ ngữ đặc sắp xếp thành các vế cân xứng với nhau, số lượng chữ ở mỗi về bằng nhau. Hai vế câu được gắn kết lại nhờ phép đối.

Vị trí của các danh từ, các tính từ và các động từ trong các vế đều tương xứng với nhau (danh – danh, động – động, tính – tính) tạo thế cân đối giữa hai vế.

b) Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau:

– Ngữ liệu (3): sử dụng tiểu đối trong một câu, các câu chia thành hai vế đối nhau.

– Ngữ liệu (4): sử dụng cách đối giữa hai câu.

c) Ví dụ về phép đối:

– Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo):

+ ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan.

+ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.

+ Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm.

– Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi):

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,

Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

+ Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;

Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.

– Truyền Kiều (Nguyễn Du):

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh

– Câu đối:

Nước trong leo lẻo, cá đớp cá

Trời nắng chang chang người trói người

Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ

Vô duyên đối diện bất tương phùng

d) Định nghĩa về phép đối

Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạp nên hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong cách diễn đạt để hướng đến làm nội bật nội dung ý nghĩa nào đó.

Câu 2. Phân tích các ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.

– Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.

(Tục ngữ)

– Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

(Tục ngữ)

a) Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì? Vì sao người ta không thể thay được những từ trong đó (ví dụ: nhiều người muốn thay bán và mua)? Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm (vần, từ, câu)?

b) Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền?

Trả lời:

a) Phép đối trong tục ngữ có tác dụng tạo vần điệu, làm cho tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc.

– Từ ngữ trong câu tục ngữ không thể thay thế được vì tục ngữ mang tính cố định.

– Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ đi kèm: gieo vần lưng, từ ngữ mang giá trị tu từ,…

b) Tục ngữ khá ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền vì cách diễn đạt của tục ngữ có gọt giũa, súc tích, có vần điều, dễ nhớ, dễ thuộc.

Câu 3. Bài tập ở nhà

a) Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ.

b) Ra một vế đối cho các bạn cùng đối, kiểu như:

Tết đến, cả nhà vui như Tết.

Trả lời:

a) Tìm mối kiểu đối một ví dụ:

– Đối thanh điệu: Mượn là mất, cất là còn (mất: thanh trắc >< còn: thanh bằng).

– Đối từ loại: Của anh anh mang, của nàng nàng xách ( những từ cùng từ loại đối nhau: của anh – của nàng, mang – xách).

– Đối ngữ nghĩa: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mười chưa cười đã tối (đêm – ngày, sáng – tối).

b) Ra vế đối cho các bạn cùng đối: Tập thể tập thể dục/ Học sinh học sinh học.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status