Giải câu 1 – Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ) (Trang 124 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giải câu hỏi 1 – Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ) (Trang 124 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối trang 124 – 126 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.

Đề bài:

Câu 1. Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi.

(1)

Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc em thay.

Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.

Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.

(Ca dao)

(2)

– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

(Tục ngữ)

– Có công mài sắt có ngày nên kim (Tục ngữ)
– Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo.

(Tục ngữ)

a) – Ở ngữ liệu (1), nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn. Nếu anh (chị) thử thay thế bằng hoa tầm xuân hay hoa cây này,… thì câu thơ sẽ như thế nào? (Có gì khác về ý, hình ảnh và nhạc điệu? Có gợi được hình ảnh người con gái không?)

– Cũng ở ngữ liệu (1):

Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.

Vì sao có sự lặp lại ở hai câu sau? Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh đã rõ ý chưa? Cách lặp này có giống với nụ tầm xuân ở câu trên không?

b) Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ có phải là phép điệp tu từ không? Việc lặp từ ở những câu đó có tác dụng gì?

c) Phát biểu định nghĩa về phép điệp.

Trả lời:

a) Ở ngữ liệu (1), nụ tầm xuân khiến người ta liên tưởng đến người con gái. Nụ tầm xuân nở cũng như em có chồng rồi vậy.

– Nếu nụ tầm xuân được thay thế bằng hoa tầm xuân hoặc hoa cây này thì giá trị biểu đạt của câu không còn nữa, thay vào đó chỉ như miêu tả một loài cây đơn thuần.

– Bốn câu cuối bài có sự lặp lại của hình ảnh cá cắn câu và chim vào lồng nhằm tác dụng nhấn mạnh số phận “cá chậu chim lồng” đầy chua xót của người con gái. Nếu không lặp lại thì ý so sánh đã rõ ý, nhưng việc lặp lại tô đậm thêm ý so sánh. Cách lặp này giống với cách lặp nụ tầm xuân ở phía (lối lặp vòng tròn).

b) Viêc lặp từ không phải là phép điệp tu từ mà chỉ nhằm tạo nên tính đối xứng và tính nhịp điệu cho câu thơ.

c) Định nghĩa về phép điệp

Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một hoặc một số yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, cụm từ, câu, từ) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status