Giải câu 1 – Luyện tập về phép đối (Trang 125 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giải câu hỏi 1 – Luyện tập về phép đối (Trang 125 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối trang 124 – 126 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.

Đề bài:

Câu 1. Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi.

(1) – Chim có tổ, người có tông.

(Tục ngữ)

– Đói cho sạch, rách cho thơm.

(Tục ngữ)

– Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững.

(Tục ngữ)

(2)

Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng,
Hậu hành văn: trừ thói cửa quyền.

(Câu đối, báo Giáo dục và Thời đại, số Xuân 2000)

(3)

Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

(4)

Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng.

(Nguyễn Công Trứ)

a) Ở ngữ liệu (1) và (2), anh (chị) thấy cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt? Sự phân chia thành hai vế câu cân đối được gắn kết lại nhờ những biện pháp gì? Vị trí của các danh từ (chim, người; tổ, tông,…), các tính từ (đói, rách, sạch, thơm,…), các động từ (có, diệt, trừ,…) tạo thế cân đối như thế nào?

b) Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau như thế nào?

c) Tìm một số ví dụ về phép đối trong Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du) và thơ Đường luật. Đọc một vài câu đối mà anh (chị) nhớ được.

d) Phát biểu định nghĩa về phép đối.

Trả lời:

a) ở ngữ liệu (1) và (2), từ ngữ đặc sắp xếp thành các vế cân xứng với nhau, số lượng chữ ở mỗi về bằng nhau. Hai vế câu được gắn kết lại nhờ phép đối.

Vị trí của các danh từ, các tính từ và các động từ trong các vế đều tương xứng với nhau (danh – danh, động – động, tính – tính) tạo thế cân đối giữa hai vế.

b) Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau:

– Ngữ liệu (3): sử dụng tiểu đối trong một câu, các câu chia thành hai vế đối nhau.

– Ngữ liệu (4): sử dụng cách đối giữa hai câu.

c) Ví dụ về phép đối:

– Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo):

+ ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan.

+ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.

+ Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm.

– Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi):

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,

Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

+ Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;

Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.

– Truyền Kiều (Nguyễn Du):

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh

– Câu đối:

Nước trong leo lẻo, cá đớp cá

Trời nắng chang chang người trói người

Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ

Vô duyên đối diện bất tương phùng

d) Định nghĩa về phép đối

Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạp nên hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong cách diễn đạt để hướng đến làm nội bật nội dung ý nghĩa nào đó.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status