Soạn bài – Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo)

Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo) trang 45 – 48 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo) sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo)

I. Công dụng của trạng ngữ

Giải câu 1 – Công dụng của trạng ngữ (Trang 45 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?

a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng […].
Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

b) Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.

Trả lời:

a) – Thường thường, vào khoảng đó

– Sáng dậy

– Trên giàn hoa lí

– Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong

b) Về mùa đông

Nếu lược bỏ thành phần trạng ngữ trong các câu trên thì chúng ta không thể hiểu được rõ ràng nội dung của các câu trên bởi vì chúng đã bị lược bỏ trạng ngữ, không hiểu được sự việc được diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh nào.

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc phải có trong câu nhưng nó là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt. Có khi, vì vắng mặt trạng ngữ nên ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác, khó xác định, ví dụ: lá bàng đỏ như màu đồng hun. Nếu không gắn hình ảnh này với trạng ngữ chỉ thời gian Về mùa đông, thì sắc đồng hun của lá bàng có vẻ là bất hợp lí bởi vì khi đó câu Lá bàng đỏ như màu đồng hun như là nhận định chung về màu sắc của lá bàng, mà sự thực thì lá bàng chỉ có thể có màu đồng hun vào mùa đông thôi.

Giải câu 2 – Công dụng của trạng ngữ (Trang 46 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân – kết quả,… ). Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?

Trả lời:

Khi làm một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định: sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, trình tự quan hệ nguyên nhân – kết quả, điều kiện – kết quả,… Đối với việc sắp xếp này, trạng ngữ có một vai trò quan trọng trong việc nối kết các câu, các đoạn, góp phần làm cho liên kết của văn bản chặt chẽ, mạch lạc.

II. Tách trạng ngữ thành câu riêng

Giải câu 1 – Tách trạng ngữ thành câu riêng (Trang 46 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Câu in đậm dưới đây có gì đặc biệt?

Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.

Trả lời:

Câu in đậm có đặc biệt vì:

Câu in đậm vốn dĩ là một trạng ngữ của câu trước nhưng người viết đã tách nó ra thành một câu riêng.

Giải câu 2 – Tách trạng ngữ thành câu riêng (Trang 46 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Việc tách câu như trên có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc tách câu như trên có tác dụng: nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của trạng ngữ được tách ra, tạo nhịp điệu cho câu văn. Đồng thời, góp phần làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu, nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà trạng ngữ biểu thị, so với thông tin ở nòng cốt câu.

III. Luyện tập

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 47 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích (a) (b) trong SGK trang 47.

Trả lời:

Tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn trích:

– Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

– Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn được mạch lạc.

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 47 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây. Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành.

a) Bố cháu đã hi sinh. Năm 72

b) Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.

Trả lời:

Việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong các ví dụ dưới đây có tác dụng gì?

a) – Trạng ngữ: Năm 72.

– Tác dụng: nhấn mạnh đến thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước.

b) – Trạng ngữ: Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.

– Tác dụng: làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu; nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà trạng ngữ biểu thị, so với thông tin ở nòng cốt câu.

Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 48 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt. Chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong những trường hợp ấy.

Trả lời:

Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 10 câu về sự giàu đẹp của tiếng Việt, trong đó có sử dụng trạng ngữ để bổ sung ý nghĩa và để liên kết các câu.

“Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải… Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp.”

(Phạm Văn Đồng – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt – 1966)

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo)

I – CÔNG DỤNG CỦA TRẠNG NGỮ

Câu 1: Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?

Trả lời:

a) – Vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng.

– Thường thường vào khoảng đó.

– Sáng.

– Ở trên trời.

– Trên giàn hoa thiên lí.

– Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong.

b) Về mùa đông,

Ở đây, những trạng ngữ này có thể không có mặt thì câu vẫn có thể hiểu được. Tuy nhiên, nhờ trạng ngữ mà nội dung câu, các điều nêu trong câu được đầy đủ, chính xác hơn. Cũng nhờ trạng ngữ mà câu văn được nối kết giúp cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

Câu 2: Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân – kết quả,… ). Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?

Trả lời:

Trạng ngữ giúp cho việc sắp xếp các luận cứ trong văn bản nghị luận theo trình tự nhất định về thời gian, không gian, các quan hệ nguyên nhân – kết quả, suy lí…

II – TÁCH TRẠNG NGỮ THÀNH CÂU RIÊNG

Câu 1: Câu in đậm dưới đây có gì đặc biệt?

Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.

Trả lời:

Câu in đậm: Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó là trạng ngữ chỉ mục đích đứng cuối câu đã bị tách riêng ra thành một câu độc lập.

Câu 2: Việc tách câu như trên có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc tách ra như vậy có tác dụng nhấn mạnh ý, biểu thị cảm xúc tin tưởng tự hào với tương lai của tiếng Việt.

Soạn bài luyện tập Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo) trang 47, 48 SGK ngữ văn 7 tập 2

Bài 1: Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích (a) (b) trong SGK trang 47.

Trả lời:

a) Trước hết, dựa trên những hiểu biết về ý nghĩa và hình thức của trạng ngữ (xem Ghi nhớ của mục I, SGK trang 47), có thể tìm được các trạng ngữ trong đoạn trích đã cho là:

– Trong nhà thơ Hồ Chí Minh

– Ở nhà thơ cách mạng

Muốn hiểu được công dụng của trạng ngữ, các em cần đọc kĩ đoạn trích để nắm được lập luận trong cả đoạn.

b) Trạng ngữ:

– Đã bao lần

– Lần đầu tiên chập chững bước đi

– Lần đầu tiên tập bơi

– Lần đầu tiên chơi bóng bàn

– Lúc còn học phổ thông

– Về môn Hóa

-> trạng ngữ chỉ trình tự của các lập luận.

Bài 2: Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu trang 47, 48 và nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành.

Trả lời:

a) Bố cháu đã hi sinh. Năm 1972.

Trạng ngữ: Năm 1972 được tách thành câu riêng nhằm nhấn mạnh vào thời điểm hi sinh của nhân vật trong câu nói. Qua đó, người kể chuyện cũng bộc lộ cảm xúc của mình.

b) Bốn người lính đến cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đàn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.

Việc tách trạng ngữ (Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vầng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn) thành câu riêng vừa có tác dụng làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu (Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối), vừa có tác đụng nhấn mạnh thông tin về hoàn cảnh (Trong lúc tiếng đòn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn). Qua đó, tác giả nhấn mạnh đến sự tương hợp giữa tâm trạng của những người lính và giai điệu buồn bã của tiếng đờn li biệt, bồn chồn bên ngoài.

Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt. Chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong những trường hợp ấy.

Trả lời:

Tùy vào cách cảm nhận khác nhau, HS có thể trình bày những suy nghĩ của các em về sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Các em có thể tham khảo đoạn văn sau: “Các bạn thân mến! Tiếng Việt của chúng ta rất giàu đẹp. Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú, người Việt có thể sử dụng để tạo từ ngữ, đặt câu, viết đoạn văn và tạo lập văn bản một cách linh hoạt. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu, ngữ pháp uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng; tiếng Việt dồi dào về giá trị thơ, nhạc. Những câu thơ đọc lên như có nhạc điệu của một bài hát, những âm thanh trầm bổng, cao thấp như lời ca, như bản nhạc du dương réo rắt. Ngày nay, chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào tương lai vững chắc cua tiếng Việt. Do vậy, mọi người phải cùng nhau nỗ lực để’ giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng tiếng nói của dân tộc vì đó là nguồn tài sản vô giá cua một quốc gia”.

Đoạn văn vừa viết ở trên có hai trạng ngữ:

Trạng ngữ: Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú là trạng ngữ chỉ phương tiện, dùng đế xác định về phương tiện đế giao tiếp.

Trạng ngữ: Ngày nay xác định về thời gian, làm rõ nội dung cho đoạn văn.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status