Soạn bài – Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận

Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận trang 91 SGK tiếng việt lớp 5 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận. Sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận

Giải câu 1 (Trang 91 SGK tiếng việt 5 tập 1)

Đọc lại bài Cái gì quý nhất?, sau đó nêu nhận xét:

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì?

b) Ý kiến của mỗi bạn như thế nào? Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến đó ra sao?

c) Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì? Thầy giáo đã lập luận như thế nào? Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?

Trả lời:

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất trên đời?

b) Ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn.

Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến:

– Có ăn mới sống được.

– Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.

– Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.

c) Ý kiến, lí lẽ và thái độ tranh luận của thầy giáo:

  • Người lao động là quý nhất.
  • Lúa gạo, vàng, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc, thì giờ cũng trôi qua vô vị.

Thầy tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình có lí:

– Công nhận những thứ Hùng, Quý, Nam nêu ra đều đáng quý (lập luận có tình).

– Nêu câu hỏi “Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ?” rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh (lập luận có lí).

Giải câu 2 (Trang 91 SGK tiếng việt 5 tập 1)

Hãy đóng vai một trong ba bạn (Hùng, Quý hoặc Nam) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục.

M: (Hùng) – Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Lúa gạo quý như vàng. Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là “hạt vàng làng ta”. Lúa gạo nuôi sống tất cả mọi người. Có ai trong chúng ta không ăn mà sống được đâu?…

Trả lời:

Ví dụ đóng vai là Nam, coi thời gian là quý nhất. Em có thể đưa ra lập luận sau:

Nam: Theo tớ, thời gian là quý nhất. Thời gian không chỉ giúp ta làm ra của cải, lúa gạo. Thời gian còn giúp chúng ta khôn lớn và trưởng thành. Thời gian trôi qua sẽ không trở lại, nên ai biết gìn giữ và trân trọng nó, thì ta làm được nhiều điều có ý nghĩa trong đời.

Giải câu 3 (Trang 91 SGK tiếng việt 5 tập 1)

Trao đổi về cách thuyết trình, tranh luận:

a) Muốn thuyết trình, tranh luận về một vấn đề, cần có những điều kiện gì? Hãy ghi lại những câu trả lời đúng và sắp xếp chúng theo trình tự hợp lí:

– Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

– Phải nói theo ý kiến của số đông.

– Phải biết nêu lí lẽ và dẫn chứng.

– Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

b) Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào?

Trả lời:

a) Muốn thuyết trình, tranh luận về một vấn đề, cần có những điều kiện:

–  Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận nếu không thì không thể tham gia thuyết trình tranh luận.

– Phải có ý kiên riêng về vấn đề thuyết trình, tranh luận, Không có ý kiến riêng nghĩa là chưa hiểu rõ ràng, sâu sắc vấn đề hoặc không dám bày tỏ ý kiến riêng, sẽ dễ nói dựa theo người đối thoại.

– Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng. Có ý kiến rồi còn phải biết trình bày lập luận để thuyết phục người đối thoại.

b) Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, hòa nhã, tôn trọng người đối thoại, tránh nóng nảy, bảo thủ. Phải có ý kiến riêng, nếu không có sẽ dễ nói dựa, nói theo người khác.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận

Câu 1. Đọc lại bài Cái gì quý nhất?, sau đó nêu nhận xét:

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì?

b) Ý kiến của mỗi bạn như thế nào? Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến đó ra sao?

c) Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì? Thầy giáo đã lập luận như thế nào? Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?

Trả lời:

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất trên đời.

b) Ý kiến của mỗi bạn và lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến:

– Hùng: quý nhất là gạo.

Lí lẽ: không ăn thì không sống được.

– Nam: thời gian quý nhất.

Lí lẽ: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, tiền bạc.

– Quý: vàng bạc quý nhất.

Lí lẽ: Có vàng là có tiền, có tiền là mua được lúa gạo, vàng bạc.

c) Ý kiến của thầy giáo.

– Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận người lao động là quý nhất.

– Thầy lập luận: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.

– Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận: thầy giáo tôn trọng và công nhận ý kiến của người đối thoại.

  • Công nhận ý kiến của Hùng, Quý, Nam.
  • Nêu ra câu hỏi (ý kiến của thầy): “Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ?”, rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh.

Câu 2. Hãy đóng vai một trong ba bạn (Hùng, Quý hoặc Nam) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục.

M: (Hùng) – Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Lúa gạo quý như vàng. Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là “hạt vàng làng ta”. Lúa gạo nuôi sống tất cả mọi người. Có ai trong chúng ta không ăn mà sống được đâu?…

Trả lời:

Học sinh tự đóng vai.

Câu 3. Trao đổi về cách thuyết trình, tranh luận:

a) Muốn thuyết trình, tranh luận về một vấn đề, cần có những điều kiện gì? Hãy ghi lại những câu trả lời đúng và sắp xếp chúng theo trình tự hợp lí:

– Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

– Phải nói theo ý kiến của số đông.

– Phải biết nêu lí lẽ và dẫn chứng.

– Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

b) Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào?

Trả lời:

a) Muốn thuyết trình, tranh luận về một vấn đề, cần có những điều kiện sau:

  • Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
  • Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
  • Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng.

b) Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào?

  • Cần có thái độ ôn tồn, hoà nhã.
  • Tôn trọng ý kiến của người cùng tranh luận.
  • Tránh nóng nảy, vội vã hay bảo thủ, không chịu nghe ý kiến đúng của người khác.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status