Soạn bài Mẹ hiền dạy con trang 151 – 154 SGK ngữ văn lớp 6 tập 1, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Mẹ hiền dạy con sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.
MẸ HIỀN DẠY CON(1)
Thầy Mạnh Tử(2), thuở nhỏ, nhà ở gần nghĩa địa(3), thấy người đào, chôn, lăn, khóc, về nhà cũng bắt chước đào, chôn, lăn, khóc. Bà mẹ thấy thế, nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được”. Rồi, dọn nhà ra gần chợ.
Thầy Mạnh tử ở gần chợ, thấy người buôn bán điên đảo(4), về nhà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo. Bà mẹ thấy thế, lại nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được”. Bèn dọn nhà đến ở cạnh trường học.
Thầy Mạnh tử ở gần trường học, thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở. Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”.
Một hôm, thầy Mạnh Tử thấy nhà hàng xóm giết lợn, về hỏi mẹ: “Người ta giết lợn làm gì thế?” – Bà mẹ nói đùa: “Để cho con ăn đấy”. Nói xong, bà nghĩ lại, hối rằng: “Ta nói lỡ mồm rồi! Con ta thơ ấu(5), tri thức(6) mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hóa ra ta dạy nó nói dối hay sao?”. Rồi bà đi mua thịt lợn, đem về cho con ăn thật.
Lại một hôm, thầy Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Bà mẹ đang ngồi dệt cửi, trông thấy, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, mà nói rằng: “Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.
Từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần(7). Rồi sau thành một bậc đại hiền(8). Thế chẳng là nhờ có cái công giáo dục(9) quý báu của bà mẹ hay sao?
(Theo Cổ học tinh hoa, quyển nhất, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân biên dịch, NXB Vĩnh Thịnh, Hà Nội, 1953)
Chú thích
(1) Truyện này được tuyển dịch từ sách Liệt nữ truyện của Trung Quốc.
(2) Mạnh Tử: tên là Mạnh Kha – một bậc hiền triết nổi tiếng của Trung Hoa thời Chiến quốc, được các nhà nho xưa suy tôn là Á thánh (vị thánh thứ hai) sau Khổng Tử.
(3) Nghĩa địa: khu đất chôn người chết, còn có cách gọi khác là mộ địa (mộ: mồ mả; địa: đất).
(4) Điên đảo: ở đây có nghĩa là lừa đảo, lật lọng, gây ra sự đảo lộn trong trật tự và đạo đức xã hội (điên: nghiêng lệch; đảo: lộn ngược).
(5) Thơ ấu: ngây thơ bé dại.
(6) Tri thức: những hiểu biết về sự vật nói chung (tri: biết; thức: biết, nhận biết).
(7) Chuyên cần: chăm chỉ làm việc (chuyên: chỉ làm hoặc chủ yếu làm một việc gì; cần: siêng năng,chăm chỉ).
(8) Bậc đại hiền: người có đạo đức , hiểu biết rộng.
(9) Giáo dục: dạy dỗ cho nên người (giáo: dạy dỗ, dục: dạy dỗ, bồi dưỡng).
Hướng dẫn soạn bài – Mẹ hiền dạy con
I. Tóm tắt sự Mẹ hiền dạy con
Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ hay bắt chước, nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) để có chỗ ở phù hợp với việc học tập của con. Mạnh mẫu giữ lời, tránh cho con hiểu lầm nhưng cũng rất cương quyết trong dạy con.
II. Hướng dẫn soạn bài Mẹ hiền dạy con
Giải câu 1 Mẹ hiền dạy con (Trang 153 SGK ngữ văn 6 tập 1)
Câu 1. Liệt kê năm sự việc đã diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử (thuở nhỏ) theo mẫu dưới đây:
Cột 1: STT ; Cột 2: Con ; Cột 3: Mẹ
Trả lời:
Giải câu 2 Mẹ hiền dạy con (Trang 153 SGK ngữ văn 6 tập 1)
Câu 2. Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì? Trong hai sự việc sau là gì? Ở hai sự việc sau, về ý nghĩa có gì khác so với ba sự việc đầu? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
Trả lời:
– Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự.
– Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con: Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.
Giải câu 3 Mẹ hiền dạy con (Trang 153 SGK ngữ văn 6 tập 1)
Câu 3. Em hình dung bà mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào?
Trả lời:
– Qua câu chuyện ta thấy mẹ của Mạnh Tử không chỉ là người mẹ mà còn là cô giáo vĩ đại đầu tiên của con mình.
– Tuy chỉ là một người phụ nữ bình thường nhưng cách dạy dỗ của bà rất khéo léo, sâu sắc, rất khoa học như một nhà sư phạm tài ba.
Giải câu 4 Mẹ hiền dạy con (Trang 153 SGK ngữ văn 6 tập 1)
Câu 4. Hãy đọc lại chú thích dấu (*) ở bài Con hổ có nghĩa (tr. 143), đoạn nói về cách viết truyện trung đại, từ đó nêu nhận xét về cách viết truyện Mẹ hiền dạy con.
Trả lời:
Cách viết truyện Mẹ hiền dạy con là:
– Thể loại truyện văn xuôi chữ Hán.
– Nội dung mang tính giáo huấn.
– Câu chuyện này gần với kí với sử. Nó ghi chép những sự việc có thật.
– Cốt truyện đơn giản (có 5 sự kiện không phức tạp).
– Nhân vật được ngôi thứ ba miêu tả thông qua hành động và ngôn ngữ đối thoại.
Soạn phần luyện tập Mẹ hiền dạy con
Giải câu 1 – Luyện tập mẹ hiền dạy con (Trang 154 SGK ngữ văn 6 tập 1)
Câu 1. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.
Trả lời:
Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.
Giải câu 2 – Luyện tập mẹ hiền dạy con (Trang 154 SGK ngữ văn 6 tập 1)
Câu 2. Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh tử xưa, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình?
Trả lời:
Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử em phải có thái độ về đạo hiếu với cha mẹ mình.
– Thấy được sự hi sinh của cha mẹ.
– Thấy sự quan tâm săn sóc, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con.
– Phải gắn học hành, không ham chơi bời lêu lổng
Giải câu 3 – Luyện tập mẹ hiền dạy con (Trang 154 SGK ngữ văn 6 tập 1)
Câu 3. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:
– tử: chết
– tử: con
Hãy cho biết các kết hợp dưới đây được sử dụng với nghĩa nào?
Công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.
Trả lời:
Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:
– Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa là chết)
– Trong các từ: công tử, hoàng tử, đệ tử(từ tử được dùng với nghĩa là con)
Tham khảo thêm cách soạn khác bài mẹ hiền dạy con
Câu 1: Đọc truyện Mẹ hiền dạy con và lập bảng tóm tắt năm sự việc đã diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử (thuở nhỏ), theo mẫu.
Trả lời:
Câu 2: Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì? Trong hai sự việc sau là gì? Ở hai sự việc về sau, về ý nghĩa có gì khác với ba sự việc đầu? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
Trả lời:
Ở ba sự việc đầu của bà mẹ Mạnh Tử là vấn đề chọn môi trường sông có lợi nhất (tránh môi trường bất lợi) cho việc hình thành nhân cách của trẻ thơ. Để ngăn ngừa triệt để từ xa, để tạo cho con có thể phát triển đúng hướng, phương pháp giáo dục tối ưu đầu tiện là đưa đối tượng giáo dục hoà vào môi trường sống phù hợp với nó trong thời gian sớm nhất.
Ở sự việc thứ tư, mẹ vô tình nói đùa với con và bà đã sớm nhận ngay ra sai lầm về phương pháp dạy con của mình. Bởi vậy, bà lập tức sửa sai bằng cách mua thịt cho con ăn. Bà muốn dạy con không được nói dối, phải thành thật.
Ở sự việc cuối cùng: khi cậu con trai bỏ học về nhà, bà mẹ đột ngột cắt đứt tấm vải mình đang dệt. Hành động lạ thường này nhất định tác động mạnh mẽ tới đứa con. Lời nói của bà mẹ là để giải thích việc làm khác thường của mình, đồng thời cho con một bài học sâu sắc, phê bình nghiêm khắc về khuyết điểm con vừa mắc phải.
* Cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử có tác dụng tích cực trong việc hình thành, phát triển nhân cách của cậu bé.
Câu 3: Em hình dung bà mẹ Mạnh Tử là người như thế nào?
Trả lời:
Qua các sự việc trên ta thấy bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ tuyệt vời, thông minh, khéo léo, tinh tế, cương quyết trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái.
Câu 4: Nêu nhận xét về cách viết truyện trung đại Mẹ hiền dạy con.
Trả lời:
Toàn bộ câu chuyện mẹ hiền dạy con đều là lời kể của người kể. Phần cuốĩ truyện có thêm lời bình của người kể chuyện.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)