Soạn bài – Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại trang 203 – 204 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Giải câu 1 – Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại (Trang 203 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Sắp xếp lại cho đúng hoặc điền vào những chỗ trống trong bảng thống kê các dữ kiện về từng tác phẩm (tên tác phẩm, thể loại, năm sáng tác, tác giả, nội dung chính).

Trả lời:

A. Các tác phẩm thơ

STT Tên tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Thể loại Nội dung chính
1 Đồng chí Chính Hữu 1948 Tự do Bài thơ khắc họa hình ảnh người lính cách mạng với gương mặt tinh thần cao quý: tinh thần đồng đội, đồng chí, lí tưởng chiến đấu…Đồng thời cũng ca ngợi tình đồng chí, một tình cảm thiêng liêng cao đẹp được nảy sinh và tô luyện trong cuộc sống chiến đấu.
2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật 1969 Tự do Thông qua những hình ảnh độc đáo về những chiếc xe không kính, bài thơ muốn khắc họa và ca ngợi hình ảnh những người chiến sĩ lái xa trong thời kì kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
3 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 Bảy chữ Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động đồng thời thể hiện niềm vui, niềm tự hào trước đất nước và cuộc sống lao động mới.Qua bài thơ cũng cho chúng ta thấy một cái nhìn đầy tin tưởng, lạc quan của tác giả trước cuộc sống mới.
4 Bếp lửa Bằng Việt 1963 Tự do Bài thơ thể hiện tấm lòng trân trọng, biết ơn của người cháu đối với bà cũng như khơi gợi lại về sự tảo tần, đức hi sinh của người bà giành cho con, cho cháu. Tình cảm đó còn được gắn liền với tình yêu quê hương, yêu đất nước, con người.
5 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm 1972 Tự do Tình yêu thương gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ chiến khu qua giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
6 Ánh trăng Nguyễn Duy 1978 Năm chữ Bài thơ là lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu. Đồng thời cũng là lời nhắc đến chúng ta về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

B. Truyện hiện đại

STT Tên tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Thể loại Nội dung chính
1 Làng Kim Lân 1948 Truyện ngắn Truyện ngắn thể hiện chân thực tình yêu làng thống nhất, bền chặt với tình yêu nước nhân vật ông Hai – người nông dân rời làng đi tản cư. Qua đó, truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước thủy chung của nhân dân ta trong thời đầu chống Pháp.
2 Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long 1970 Truyện ngắn Truyện ngắn khắc họa chân dung những con người lao động bình thường đang thầm lặng cống hiến hết mình cho đất nước “Trong cái lặng im của Sa Pa…”. Đồng thời tác phẩm cũng gợi ra những vấn đề có ý nghĩa của cuộc sống lao động tự giác và chân chính đối với mỗi con người
3 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng 1966 Truyện ngắn Thông qua câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh chuyện muốn khẳng định, ngợi ca tình cảm thiêng liêng, sâu nặng. Tình cảm ấy mang tính nhân văn cao đẹp, bền vững trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh

Giải câu 2 – Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại (Trang 203 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Tóm tắt cốt truyện, tình huống chính và nêu chủ đề của các truyện ngắn: Làng (Kim Lân), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

Trả lời:

Tác phẩm – tác giả Cốt truyện Tình huống truyện Chủ đề
Làng (Kim Lân) Ông Hai là người yêu tha thiết cái làng chợ Dầu. Dù phải đi tản cư, ông vẫn luôn nhớ và dõi theo tin tức về làng. Một hôm, khi nhận được tin làng chợ dầu theo giặc, ông vô cùng xấu hổ, tủi nhục. Suốt mấy ngày ông không dám đi dâu, ông chỉ biết tâm sự với người con trai út để vơi đi nỗi lòng. Nhưng rồi ông nhận được tin cải chính, làng chợ Dầu kiên cường chống giặc, ông vô cùng vui mừng, hạnh phúc và hãnh diện về làng. Ông Hai là người luôn hãnh diện về làng chợ Dầu của mình, nghe phải tin đồn làng theo giặc từ chính miệng những người tản cư dưới xuôi lên. Tình huống thắt nút câu chuyện một cách tự nhiên, bất ngờ, căng thẳng, đầy kịch tính. Truyện ngắn thể hiện chân thực tình yêu làng thống nhất, bền chặt với tình yêu nước nhân vật ông Hai – người nông dân rời làng đi tản cư. Qua đó, truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước thủy chung của nhân dân ta trong thời đầu chống Pháp.
Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa đơn giản, tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới ra trường và anh thanh niên làm công tác khí tượng tại nơi anh ở và làm việc trên đỉnh núi cao. Là tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, bất ngờ, đơn giản về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ba nhân vật: ông họa sĩ, cô kỹ sư và anh thanh niên trên chính ngôi nhà của anh thanh niên. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa muốn ca ngợi những con người lao động bình thường đang cống hiến hết mình cho Tổ quốc một cách thầm lặng như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cả thế giới những con người như anh. Qua tác phẩm, nhà văn muốn nói với bạn đọc rằng: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của sa pa… lo nghĩ như vậy cho đất nước” (sgk trang 186).
Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) Ông Sáu xa nhà 8 năm mới được trở về thăm nhà, thăm con. Thế nhưng khi về thì bé Thu đứa con đầu lòng và cũng là duy nhất của ông lại không nhận ra cha vì vết sẹo trên má của ông. Đến khi em nhận ra cha thì ông lại phải lên đường. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tâm sức vào làm chiếc lược ngà để tặng cho con. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông cố kịp trao lại cây lược cho người đồng đội để gửi lại cho cô con gái. Tình huống truyện bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu:- Ông Sáu về thăm con nhưng bé Thu không nhận ra cha. Đến khi em nhận ra cha thì ông phải lên đường.

– Ông Sáu ở nơi căn cứ làm cây lược ngà tặng con, nhưng chưa kịp trao tặng cho con thì ông hi sinh.

Thông qua câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh chuyện muốn khẳng định, ngợi ca tình cảm thiêng liêng, sâu nặng. Tình cảm ấy mang tính nhân văn cao đẹp, bền vững trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh

Giải câu 3 – Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại (Trang 203 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Phân tích nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai (truyện ngắn Làng của Kim Lân). Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật này của tác giả. Quan hệ giữa tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai.

Trả lời:

Tính cách nổi bật ông Hai:

* Khi ông Hai khi nghe phải tin đồn:

+ Ông bàng hoàng, sững sờ : “Cổ ông nghẹn cứng hẳn lại… không thở được”, về nhà ông nằm vật ra giường, nhìn lũ trẻ tủi thân, đau đớn, niềm tin, nỗi ngờ vực giằng xé…

+ Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu.

+ Tâm sự với con để vơi đi nỗi buồn đau, giãi bày lòng mình.

* Khi nhận được tin cải chính: Ông Hai hoàn toàn thay đổi:

+ Nét mặt trở nên vui tươi rạng rỡ.

+ Hành động móm mém nhai trầu, cặp mắt hung đỏ hấp háy, lật đật chạy đi khoe, múa tay lên để khoe: “Tây nó đốt nhà tôi rồi…”

→ Lời cải chính như phép hồi sinh đối với ông.

⇒ Ông Hai là đại diện tiêu biểu cho người nông dân yêu nước, là nét đẹp truyền thống, mang tinh thần thời đại của kháng chiến.

* Mối quan hệ giữa tình yêu làng và tình yêu nước trong nhân vật ông Hai: Tình yêu làng và tình yêu nước trong lòng ông Hai có sự gắn bó bền chặt.Từ người nông dân yêu làng, ông trở thành người nông dân nặng lòng với đất nước, với kháng chiến. Khi đứng trước thử thách, sự lựa chọn, ông Hai đã đặt tình yêu nước lên trên hết nhưng sâu thẳm trong lòng ông vẫn đau đớn, xót xa. Khi nhận được tin cải chính, ông hai sung sướng vô bờ bởi tình yêu làng và tình yêu nước đã gắn bó hòa vào một.

Giải câu 4 – Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại (Trang 204 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ  của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng  giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Trả lời:

Vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên:

– Hoàn cảnh sống và làm việc: làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn với độ cao 2600m – nơi bốn bề quanh năm chỉ có cây và mây mù lạnh lẽo.

– Công việc: Năm nay qua năm khác anh làm công việc đo nắng, đo mưa… Đây là một công việc nhàm chán, đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm cao.

– Là một người có nhiều phẩm chất đẹp:

+ Là người có suy nghĩ đúng đắn, sống say mê, gắn bó với công việc gian khổ của mình.

+ Coi công việc là niềm vui, nghĩ mình không hề cô độc.

+ Anh có cách sống đẹp của tuổi trẻ: chủ động, ngăn nắp, khoa học, không ngừng phấn đấu vươn lên.

+ Là con người khiêm tốn, giản dị: kể về cuộc sống của mình một cách bình dị, từ chối vẽ chân dung.

+ Sống cởi mở, nhiệt thành, quý trọng tình cảm con người.

⇒ Anh là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Viêt Nam trong thời kì miền Bắc đang tiến hành xây dựng XHCN, miền Nam đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ với tinh thần 3 sẵn sàng.

Giải câu 5 – Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại (Trang 204 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Trả lời:

Bé Thu một em bé có cá tính, yêu ghét rạch ròi nhưng là người con có tấm lòng yêu thương cha sâu sắc.

* Trước khi nhận ra cha:

– Trong phút đầu gặp gỡ: bé Thu giật mình, tròn mắt nhìn, tái mặt đi, vụt chạy.

→ Thái độ ngạc nhiên, ngờ vực.

– Trong mấy ngày phép: Bé không gọi ông Sáu là cha, xa cách với người cha của mình, được ông Sáu gắp thức ăn cho em gắp trả lại, bị đánh đòn em không khóc rồi bỏ sang bà ngoại.

→ Là một em bé có cá tính mạnh mẽ, tình yêu thương cha sâu sắc, chân thành.

* Khi ông Sáu chuẩn bị lên đường: em kịp nhận ra cha, em chạy xô tới, dang tay ôm cổ, hôn cha khắp vùng, hôn cả vết theo dài trên má cha.

→ Tình yêu cha bộc lộ một cách tự nhiên, chân thành.

* Tình cảm cha con trong chiến tranh ở tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng: Tình cảm gia đình trong chiến tranh vô cùng thiêng liêng sâu nặng, bền vững, trải qua nhiều đau thương, mất mát, chia li… nhưng vẫn cao đẹp trong mọi hủy diệt của chiến tranh.

Giải câu 6 – Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại (Trang 204 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

Trả lời:

– Điểm chung của người lính cách mạng: lí tưởng chiến đấu cao cả, ý chí chiến đấu vượt lên gian khổ, thiếu thốn nhưng vẫn giữ được tinh thần lạc quan, đồng đội.

– Khác nhau: viết về người lính ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau, nhiệm vụ của mỗi người lính cũng khác nhau.

+ Đồng chí: ca ngợi tinh thần đồng chí, đồng đội của người lính bộ binh.

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính : khắc họa hình ảnh hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

Giải câu 7 – Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại (Trang 204 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà-ôi biểu hiện trong những lời ru ở bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

Trả lời:

Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà ôi trong những lời ru ở bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm):

– Tình yêu thương con tha thiết: hình ảnh đứa con lúc nào cũng gắn liền với mẹ “Vai mẹ gầy nhấp nhô làn gối – Lưng đưa nôi và tim hát lên lời”.

– Tình yêu thương con vô bờ của mẹ còn có sự hài hòa với tình yêu bộ đội, yêu dân làng:

+ “Mẹ thương a – kay, mẹ thương bộ đội”.

+ “Mẹ thương a – kay, mẹ thương làng đói”.

+ “Mẹ thương a – kay, mẹ thương đất nước”.

⇒ Hiện lên một người mẹ chiến khu vất vả, khổ nghèo nhưng một lòng, một dạ với cách mạng và kháng chiến, yêu thương con vô bờ bến và nặng tình với dân làng, bộ đội, đóng góp phần minh vào độc lập, tự do dân tộc.

Giải câu 8 – Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại (Trang 204 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy).

Trả lời:

Búp pháp xây dựng hình ảnh thơ:

– Đồng chí (Chính Hữu): Hình tượng người lính được xây dựng theo bút pháp hiện thực: những khó khăn, gian khổ mà người lính phải trải qua. Nhưng vẫn có sự kết hợp giữa bút pháp lãng mạn, hình ảnh” đầu súng trăng treo” tạo nên bức tranh tuyệt đẹp về người lính – thi sĩ, thực – lãng mạn,…

– Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận): Hình ảnh thơ được miêu tả qua bút pháp lãng mạn, khoa trương nhưng xuất phát từ hiện thực với những liên tưởng độc đáo, mới lạ.

– Ánh trăng (Nguyễn Duy): có sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn. Hình ảnh “vầng trăng” tươi mát, gắn với tự nhiên nhưng cũng đồng thời biểu tượng cho nghĩa tình, tinh cảm bình dị của con người.

Giải câu 9 – Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại (Trang 204 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Phân tích những hình ảnh biểu tượng: đầu súng trăng treo (trong bài Đồng chí), trăng (trong bài Ánh trăng). Chọn bình một đoạn (hoặc khổ) thơ đặc sắc trong các bài thơ đã học.

Trả lời:

– Hình ảnh biểu tượng “Đầu súng trăng treo” trong bài Đồng chí – Chính Hữu: Súng là biểu tượng cho khói lửa, chiến tranh nhưng trăng lại là hình ảnh biểu tượng cho cái đẹp, sự yên bình, nên thơ. Hình ảnh súng – trăng kết hợp hài hòa trở thành biểu tượng tuyệt đẹp về người lính – thi sĩ, thực – lãng mạn, dũng cảm – hào hoa.

– Hình ảnh biểu tượng “trăng” trong bài Ánh trăng – Nguyễn Duy: Là người bạn tri kỉ, với tình cảm bình dị, trong sáng với một người lính suốt từ thuở nhỏ đến thời kỳ chiến tranh ở rừng. Trăng còn biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, của vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng đời sống.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Câu 1. Sắp xếp lại cho đúng hoặc điền vào những chỗ trống trong bảng thống kê các dữ kiện về từng tác phẩm (tên tác phẩm, thể loại, năm sáng tác, tác giả, nội dung chính).

Trả lời:

A. Phần thơ

STT Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Đặc sắc nội dung, tư tưởng Đặc sắc nghệ thuật
1 Đồng chí Chính Hữu 1948 Tự do Ca ngợi tình đồng chí cùng chung lí tưởng của những người lính cách mạng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trở thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội cụ Hồ. Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

Hình ảnh sáng tạo vừa hiện thực vừa lãng mạn: đầu súng trăng treo.

2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật 1969 Tự do Tư thế hiên ngang, tinh thần chiến đấu bình tĩnh, dũng cảm, niềm vui lạc quan của những người lính lái xe trên những nẻo đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Tứ thơ độc đáo: Những chiếc xe không kính, giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn, vui tếu có chút ngang tàng; lời thơ gắn với lời văn xuôi, lời nói thường ngày.
3 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 Bảy chữ Cảm xúc tươi khoẻ về thiên nhiên và lao động tập thể qua cảnh một chuyến ra khơi đánh cá của những ngư dân Quảng Ninh Cảm hứng vũ trụ – lãng mạn. Nhiều hình ảnh đẹp, nên thơ, âm hưởng rộn ràng, phấn chấn. Một bài ca lao động hào hứng
4 Bếp lửa Bằng Việt 1963 Bảy chữ và tám chữ Nhớ lại những kỉ niệm xúc động về bà và tình bà cháu. Lòng kính yêu và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là của bà đối với gia đình, quê hương, đất nước Kết hợp biểu cảm, miêu tả, kể chuyện và bình luận. Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, tạo ra những ý nghĩa sâu sắc. Giọng thơ bồi hồi, cảm động
5 Ánh trăng Nguyễn Duy 1978 Năm chữ Từ hình ảnh trăng trong thành phố, nhớ lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính chiến đấu gắn bó với thiên nhiên, với ánh trăng, với đất nước thân yêu và bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung Hình ảnh bình dị, tứ thơ bất ngờ mà hợp lí. (thình lình mất điện, mở cửa sổ, chợt gặp vầng trăng); giọng điệu chân tình, nhỏ nhẹ mà thấm sâu; kết bài gợi mở (cái giật mình không phải ngẫu nhiên)

B.  Phần truyện hiện đại

STT Tên tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Tóm tắt nội dung
1 Làng

(Trích truyện ngắn)

Kim Lân 1948 Truyện thể hiện tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
2 Lặng lẽ Sa Pa

(trích truyện ngắn)

Nguyễn Thành Long 1970 Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao. Qua đó, ca ngợi những con người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến tâm sức mình cho đất nước.
3 Chiếc lược ngà

(trích truyện ngắn)

Nguyễn Quang Sáng 1966 Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau tám năm xa cách với nhiều éo le, trắc trở. Qua đó, ca ngợi tình cha con thắm thiết trong chiến tranh

Câu 2. Tóm tắt cốt truyện, tình huống chính và nêu chủ đề của các truyện ngắn: Làng (Kim Lân), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

Trả lời:

Truyện

Tóm tắt cốt truyện Tình huống chính Chủ đề

Làng

Suốt mấy ngày, ông Hai luôn chột dạ, đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc. Khi được tin cải chính, ông vui sướng như người đã chết đi được sống lại. – Nỗi đau khổ của ông Hai khi đột ngột nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc.

– Niềm vui khôn xiết của ông Hai khi được nghe cải chính.

 

Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước.
Lặng lẽ Sa Pa Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa bốn người: ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn. Xe dừng đột ngột khi vừa qua Sa Pa. Khẳng định vẻ đẹp bình dị của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Chiếc lược ngà Ông Sáu đi kháng chiến, khi trở lại thăm nhà thì con gái đã lên tám tuổi. Bé Thu không nhận ra cha. Khi em nahanj ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Vào khu căn cứ, nhớ lời con, ông Sáu đã làm được một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con nhưng ông đã bị hi sinh trong một trận càn. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp nhờ một người bạn chuyển cây lược cho con. – Bé Thu không nhận ra cha.

– Khi em nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Vào khu căn cứ.

– Ông Sáu hi sinh.

Ca ngợi tình cảm sâu nặng của người con với người cha đi kháng chiến.

Câu 3. Phân tích nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai (truyện ngắn Làng của Kim Lân). Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật này của tác giả. Quan hệ giữa tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai.

Trả lời:

Trong số rất nhiều những nhân vật nông dân khác, người đọc khó có thể quên một ông Hai yêu làng quê, yêu đất nước, thuỷ chung với kháng chiến, với sự nghiệp chung của dân tộc. Một ông Hai thích khoe làng, một ông Hai sốt sắng nghe tin tức chính trị, một ông Hai tủi nhục, đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc, một ông Hai vui mừng như trẻ thơ khi biết tin làng mình không theo giặc,… Ai đó đã một lần thấy nhà vàn Kim Lân, nghe ông nói chuyện còn thú vị hơn nữa: hình như ta gặp ông đâu đó trong Làng rồi thì phải.

– Ông Hai là một nhân vật độc đáo mang nhiều đặc điếm chung tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng đồng thời cũng mang những đặc điểm tính cách rất riêng, rất thú vị. Ông đã trở thành linh hồn của Làng và thể hiện trọn vẹn tư tưởng của nhà văn và tác phẩm.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật : Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào một tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tâm trạng ám ảnh, day dứt, và tình yêu với cách mạng.

– Với ông Hai, tình yêu làng quê và lòng yêu nước hòa quyện làm một.

Câu 4. Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Trả lời:

Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa:

– Cách sống của anh thanh niên: yêu quý con người và tận tụy với mọi người, tận tụy với công việc, sống giản dị với nhu cầu giản dị.

– Trong sáng, lãng mạn, chân thật, hồn hậu.

– Những suy nghĩ của anh thanh niên khiêm nhường, quý trọng lao động, tràn đầy lòng tin yêu cuộc sống.

Câu 5. Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Trả lời:

– Tình cảm của đứa con:

+ Bé Thu cũng rất thương yêu cha. Em tôn thờ và giữ trọn lòng thương nhớ cha qua bức ảnh.

+ Em ương bướng và chống đối anh Sáu, nhất định không chịu gọi anh một tiếng “Ba” chỉ vì em dành tình thương yêu đó cho người cha mà em thương nhớ.

+ Khi nhận ra cha “hai tay em ôm chặt cổ ba…” như muốn giữ anh Sáu ở mãi bên cạnh.

+ Sự thông minh và sự ương ngạnh của bé Thu làm người đọc thương em hơn trách em

– Tình cảm người cha:

+ Anh Sáu thương nhớ con xiết bao. Ngày về phép anh chỉ mong được ôm con vào lòng và gọi một tiếng “Ba”.Nhưng nó không chịu gọi…

+ Những ngày ở bên con,anh chăm sóc chiều chuộng con.Nhưng nó vẫn lạnh nhạt với anh…

+ Ngày anh ra đi, bé Thu hiểu ra mọi việc. Nó ôm chầm lấy cha muốn rời…

+ Ở chiến khu, anh làm cho con chiếc lược bằng ngà. Mỗi chiếc răng lược là bao nhiêu tình cảm thương nhớ mà anh dành cho con.

Câu 6. Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

Trả lời:

a. Người lính hiên ngang, dũng cảm:

– Đọc qua hai bài thơ, người đọc nhận thấy hai người lính tuy ở hai thời kì khác nhau nhưng lòng yêu quê hương cao đẹp như nhau…

– Từ trong cuộc đời họ bước vào trang thơ với những nét đẹp hiên ngang dũng cảm: Anh lính trong “Đồng chí” dũng cảm rời quê hương ra đi rời bỏ cuốc cày, cầm vũ khí chiến đấu. Vì lí tưởng “súng bên súng, đầu sát bên đầu” mà anh đã ra đi để lại “ruộng nương, gian nhà” trong nỗi nhớ thương thầm lặng “Ruộng nương…lung lay”.

– Anh lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có khác hơn. Anh hiên ngang đối mặt với bom đạn kẻ thù,ngồi vào những chiếc xe bị lột từng lúc một cách trần trụi “không có kính…ta ngồi”. Vì xe vỡ kính, anh bình tĩnh đối diện với bao khó khăn tràn vào “không có kính ừ thì có bụi”, “không có kính ừ thì ướt áo”.Phải là người bình tĩnh mới có thể đương đầu với thế giới bên ngoài”Nhìn thấy…buồng lái”

b. Người lính lạc quan, yêu đời vượt khó khăn:

– Trong “Đồng chí” người dù thiếu thốn “áo rách vai”, “quần vài mảnh vá” vẫn không nề hà. Anh và đồng đội đã vượt qua những cơn “sốt run người” hay những lúc “vầng trán ướt mồ hôi”. Tuy gian khổ nhưng anh vẫn mỉm cười vượt qua… “Áo anh… không giày”.

– Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” người lính dù “mưa tuôn mưa xối” dù “bụi phun tóc trắng” vẫn ung dung đối mặt, xem thường khó khăn, lấy gian khổ làm thử thách cho cuộc đời mình, lạc quan yêu đời…hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam. “Chưa cần thay…mau thôi”.

c. Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” người lính dù “mưa tuôn mưa xối” dù “bụi phun tóc trắng” vẫn ung dung đối mặt, xem thường khó khăn, lấy gian khổ làm thử thách cho cuộc đời mình, lạc quan yêu đời… hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam. “Chưa cần thay… mau thôi”.

– Tình đồng đội của những người lính là một nét đẹp luôn được ca ngợi. Họ cũng đoàn kết với nhau vượt qua mọi gian nan thử thách…

– Người lính trong “Đồng chí” chia cho anh từng “đêm rét chung chăn”. Họ nắm tay truyền cho nhau nghị lực, niềm tin, giúp nhau vượt qua những lúc thiếu thốn, hiểm nghèo. Họ “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, “thương nhau… tay”.

– Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” để động viên nhau tiếp tục cuộc chiến đấu.Mỗi một”chiếc xe từ trong bom rơi “trở về đã là thành viên của tiểu đội lái xe Trường Sơn. Những giờ phút họ ngồi bên nhau chia nhau bát cơm, đôi đũa là trở thành “gia đình” của nhau. “Những chiếc xe… gia đình đấy”.

d. Ý chí chiến đấu của người lính:

– Điểm nổi bất ở những người lính là ý chí chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Họ ra đi với quyết tâm đánh đuổi kẻ thù chung. Cho nên dù đêm đông giá rét, dù gió lạnh thấu xương, họ vẫn “đứng cạnh nhau” quyết tâm chiến đấu “Đêm nay…trăng treo”.

– Ở “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” quyết tâm của người lính thể hiện qua việc tiếp tục lên đường, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam thân yêu. Họ “lại đi, lại đi” với ý chí chiến đấu cao độ, giải phóng đất nước, đem bầu “trời xanh” về cho nhân dân. Quyết tâm này thể hiện qua lí tưởng chiến đấu “vì miền Nam phía trước”. “Xe vẫn chạy …trái tim”.

Câu 7. Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà-ôi biểu hiện trong những lời ru ở bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

Trả lời:

Tình yêu con của người mẹ Tà – ôi:

– Gắn với tình thương bộ đội, tình thương buôn làng, quê hương gian khổ : mẹ ước mong có hạt gạo, có hạt bắp, mong con mau lớn khôn trở thành chàng trai cường tráng để lao động sản xuất.

– Gắn với tình yêu đất nước: Mẹ mong con mau lớn để trở thành người lính kiên cường chiến đấu vì độc lập tự do, làm người dân của một đất nước anh hùng.

Câu 8. Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy).

Trả lời:

Đồng chí:

– Bài thơ mang đậm tính hiện thực. Hình tượng người lính được xây dựng theo bút pháp hiện thực.

– Người lính: Được lí tưởng hoá ở mọi hoành cảnh, trên mọi khía cạnh  đẹp một cách lí tưởng.

– Hình ảnh: đầu súng trăng treo: là hình ảnh lãng mạn nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp

Vừa thực, vừa ảo mang ý nghĩa biểu trưng: chiến sĩ – thi sĩ, hiện thực – tương lai, chiến tranh – hoà bình…

=> Mang hình ảnh lãng mạn đậm nét.

=> Tóm lại bài thơ có sự quyện chặt cảm hứng lãng mạn và hiện thực.

Đoàn thuyền đánh cá: Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng.

– Hình ảnh đàn cá: Được tạo nên bằng sự quan sát và liên tưởng tinh nhạy. Vừa thực, vừa ảo.

– Hình ảnh đoàn thuyền: Cảm hứng lãng mạn, thủ pháp phóng đại, tượng trưng -> Đoàn thuyền to lớn ngang tầm vũ trụ.

Ánh trăng: Tự sự kết hợp trữ tình.Vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng.

– Trăng: Là thiên nhiên tươi mát, là người bạn tri kỉ thời thơ ấu.

– Trăng: Là quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.

– Trăng: Là sự nhắc nhở về lẽ sống Uống nước, nhớ nguồn”

Câu 9. Phân tích những hình ảnh biểu tượng: đầu súng trăng treo (trong bài Đồng chí), trăng (trong bài Ánh trăng). Chọn bình một đoạn (hoặc khổ) thơ đặc sắc trong các bài thơ đã học.

Trả lời:

– Hình ảnh biểu tượng đầu súng trăng treo (Đồng chí) : tính biểu tượng, gợi liên tưởng phong phú: súng và trăng là gần và xa, hiện thực và lãng mạn,… Đó là những nét phẩm chất tâm hồn của người lính, cũng có thể xem là một biểu tượng của thơ ca kháng chiến – nền thơ kết hợp nhuần nhuyễn hiện thực và cảm hứng cách mạng.

– Hình ảnh biểu tượng trăng (Ánh trăng): đồng hành cùng lời tâm tình của tác giả. Vượt qua ý nghĩa hiện thực, ánh trăng còn có ý nghĩa biểu tượng cho tình nghĩa thủy chung, đạo lí “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của con người và dân tộc Việt Nam.

* Phân tích, bình phẩm đoạn thơ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Có thể xem đây là một trong những hình ảnh thơ đẹp nhất về người lính trong thơ ca kháng chiến. Ba câu thơ phác ra một bức tranh vừa mang chất chân thực của bút pháp hiện thực, vừa thấm đẫm cái bay bổng của bút pháp lãng mạn. Trên sắc xám lạnh của nền cảnh đêm rừng hoang sương muối, hiện lên hình ảnh người lính – súng – vầng trăng. Dưới cái nhìn của người trong cuộc, người trực tiếp đang cầm súng, trong một sự kết hợp bất ngờ, đầu súng và vầng trăng như không còn khoảng cách xa về không gian, để thành: “Đầu súng trăng treo”. Sự quan sát là hiện thực, còn sự liên tưởng trong miêu tả là lãng mạn. Hình ảnh súng tượng trưng cho hành động chiến đấu, tinh thần quyết chiến vì đất nước. Trăng tượng trưng cho cái đẹp yên bình, thơ mộng. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” mang ý nghĩa khái quát về tư thế chủ động, tự tin trong chiến đấu, tâm hồn phong phú của người lính. Nói rộng ra, hai hình ảnh tương phản sóng đôi với nhau tạo nên biểu tượng về tinh thần, ý chí sắt đá mà bay bổng, trữ tình của dân tộc Việt Nam.

Chung nhau cảnh ngộ, chung nhau lí tưởng, chung nhau cái rét, cái khổ,… những người lính – những người đồng chí sống, chiến đấu vì sự nghiệp chung của dân tộc. Bài thơ Đồng chí mang vẻ đẹp của những con người sống và chiến đấu như thế.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status