Giải câu 2 – Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại (Trang 203 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Giải câu hỏi 2 – Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại (Trang 203 SGK ngữ văn 9 tập 1) – Phần soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại trang 203 – 204 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1.

Đề bài:

Câu 2. Tóm tắt cốt truyện, tình huống chính và nêu chủ đề của các truyện ngắn: Làng (Kim Lân), Lặng lẽ Sa Pa(Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

Trả lời:

Tác phẩm – tác giả Cốt truyện Tình huống truyện Chủ đề
Làng (Kim Lân) Ông Hai là người yêu tha thiết cái làng chợ Dầu. Dù phải đi tản cư, ông vẫn luôn nhớ và dõi theo tin tức về làng. Một hôm, khi nhận được tin làng chợ dầu theo giặc, ông vô cùng xấu hổ, tủi nhục. Suốt mấy ngày ông không dám đi dâu, ông chỉ biết tâm sự với người con trai út để vơi đi nỗi lòng. Nhưng rồi ông nhận được tin cải chính, làng chợ Dầu kiên cường chống giặc, ông vô cùng vui mừng, hạnh phúc và hãnh diện về làng. Ông Hai là người luôn hãnh diện về làng chợ Dầu của mình, nghe phải tin đồn làng theo giặc từ chính miệng những người tản cư dưới xuôi lên. Tình huống thắt nút câu chuyện một cách tự nhiên, bất ngờ, căng thẳng, đầy kịch tính. Truyện ngắn thể hiện chân thực tình yêu làng thống nhất, bền chặt với tình yêu nước nhân vật ông Hai – người nông dân rời làng đi tản cư. Qua đó, truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước thủy chung của nhân dân ta trong thời đầu chống Pháp.
Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa đơn giản, tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới ra trường và anh thanh niên làm công tác khí tượng tại nơi anh ở và làm việc trên đỉnh núi cao. Là tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, bất ngờ, đơn giản về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ba nhân vật: ông họa sĩ, cô kỹ sư và anh thanh niên trên chính ngôi nhà của anh thanh niên. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa muốn ca ngợi những con người lao động bình thường đang cống hiến hết mình cho Tổ quốc một cách thầm lặng như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cả thế giới những con người như anh. Qua tác phẩm, nhà văn muốn nói với bạn đọc rằng: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của sa pa… lo nghĩ như vậy cho đất nước” (sgk trang 186).
Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) Ông Sáu xa nhà 8 năm mới được trở về thăm nhà, thăm con. Thế nhưng khi về thì bé Thu đứa con đầu lòng và cũng là duy nhất của ông lại không nhận ra cha vì vết sẹo trên má của ông. Đến khi em nhận ra cha thì ông lại phải lên đường. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tâm sức vào làm chiếc lược ngà để tặng cho con. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông cố kịp trao lại cây lược cho người đồng đội để gửi lại cho cô con gái. Tình huống truyện bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu:- Ông Sáu về thăm con nhưng bé Thu không nhận ra cha. Đến khi em nhận ra cha thì ông phải lên đường.– Ông Sáu ở nơi căn cứ làm cây lược ngà tặng con, nhưng chưa kịp trao tặng cho con thì ông hi sinh. Thông qua câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh chuyện muốn khẳng định, ngợi ca tình cảm thiêng liêng, sâu nặng. Tình cảm ấy mang tính nhân văn cao đẹp, bền vững trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status