Soạn bài – Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)

Soạn bài Đọc thêm: Chạy giặc trang 49 SGK ngữ văn lớp 11 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài đọc thêm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu), sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

CHẠY GIẶC

(Đọc thêm)

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây..

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

(Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Sđd)

TIỂU DẪN

Hiện nay chưa thấy tài liệu nào nói rõ thời điểm ra đời của bài thơ Chạy giặc. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nhất là nội dung tác phẩm, có người cho rằng bài thơ này đã được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (ngày 17 – 2 – 1859).

Bài Chạy giặc (có sách ghi là Chạy Tây) là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

Hướng dẫn soạn bài – Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)

I. Tác giả

Nguyễn Đình Chiểu (1882 – 1888), tự Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù). Là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19. Ông là một người rất tài năng, nhưng do những năm 50 ông bị mù vì vậy ông đã về quê dạy học ở Gia Định.

II. Tác phẩm

Bài thơ Chạy giặc (có sách ghi là Chạy Tây) là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX. Bài thơ được viết vào khoảng năm 1959 khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, gây bao cảnh đau thương, mất mát cho nhân dân ta

Bài thơ chia làm 4 đoạn:

  • 2 câu đề: Tình cảnh nhân dân chạy giặc.
  • 2 câu thực: Nỗi khổ của người dân.
  • 2 câu luận: Tội ác của giặc xâm lược.
  • 2 câu kết: Thái độ của tác giả.

Chạy giặc phản ánh hiện thực đau thương của nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời nói lên nỗi đau và lòng căm hận của tác giả trước tội ác của giặc; mong ước có một bậc anh hùng ra tay dẹp loạn. Qua đó tác giả cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc.Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả rất sống động cảnh chạy giặc để qua đó tố cáo tội ác của bọn cướp nước hại dân.

III. Hướng dẫn soạn chi tiết bài Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)

Giải câu 1 (Trang 49 SGK ngữ văn 11 tập 1)

Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào? Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả.

Trả lời:

Cảnh đau thương của đất nước được hiện lên qua những hình ảnh:

+ Lũ trẻ lơ xơ chạy

+ Đàn chim dáo dác bay.

+ Bến Nghé tan bọt nước.

+ Đồng Nai nhuốm màu mây.

=> Hình ảnh chân thực dân, lên khung cảnh hoảng loạn của nhân dân, sự chết chóc, tang thương của đất nước trong buổi đầu có thực dân Pháp xâm lược.

Giải câu 2 (Trang 49 SGK ngữ văn 11 tập 1)

Trong hoàn cảnh đó tâm trạng, tình cảm của tác giả như thế nào?

Trả lời:

Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng và tình cảm của tác giả:

– Tâm trạng của tác giả: Đau buồn, xót thương trước cảnh nước mất nhà tan.

– Thái độ của tác giả: Căm thù giặc xâm lược. Mong mỏi có người hiền tài đứng lên đánh đuổi thực dân, cứu đất nước thoát khỏi nạn này.

Giải câu 3 (Trang 49 SGK ngữ văn 11 tập 1)

Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết.

Trả lời:

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Hai câu thơ kết đặt ra câu hỏi, không phải hỏi chung chung mà rất cụ thể. Trang dẹp loạn là hỏi người có chức trách trước tình cảnh của đất nước, của nhân dân. Nhưng sau đó, nhà thơ lại tố cáo họ: sự thờ ơ, vô trách nhiệm của họ để đất nước rơi vào tình trạng “nước mất nhà tan”, nhân dân điêu linh, khổ sở. Câu hỏi cũng thể hiện tình cảm xót xa của tác giả trước tình cảnh của nhân dân.

→ Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)

Câu 1. Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào? Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả.

Trả lời:

Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược:

  • Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược đất nước và nhân dân ta đang trong thời kì yên bình. Tác giả đã miêu tả chân thực sâu sắc, cảnh đất nước khi bị thực dân pháp đến nổ súng xâm lược:
  • Hình ảnh cảnh chợ hoang tàn, tan nát đã thể hiện một hiện thực khốc liệt của cuộc sống, hình ảnh đó miêu tả một nỗi niềm trong tâm hồn của tác giả trước những vấn đề của cuộc sống.
  • ” Một bàn cờ thế phút sa tay”: nói lên tình cảnh của đất nước ta hiện giờ: rất khó khăn, nguy hiểm, chỉ cần đi sai một bước hậu quả khôn lường
  • Nhân dân ta hoảng loạn, tan tác, nơi ở xác xơ tan hoang : “lũ trẻ lơ xơ chạy”, “bầy chim dáo dác bay”…
  • Sự bị động của nhân dân, của triều đình phong kiến trước sự xâm lược của kẻ thù đã dẫn đến hậu quả là mất nước. Đồng nghĩa với việc mất mát về người, về của là những vết thương không dễ gì lành lại được.
  • Tác giả đã thể hiện được tấm lòng của mình qua bài thơ này trước những đau thương do chiến tranh gây ra tác giả đã đồng cảm, và xót thương, qua đó cũng thể hiện được tấm lòng yêu nước thương dân của ông, những hình ảnh đau thương được hiện lên trong trang thơ của ông nó đạm chất hiện thực để tố cáo tội ác tày trời.

Nghệ thuật tả thực: Tác giả đã sử dụng ngòi bút tả thực để vẽ lên bức tranh hiện thực xã hội khi giặc Pháp xâm lược, thể hiện tình cảnh tan tác, bi thương của nhân dân khi ấy. Những từ láy “lơ xơ”, “dáo dác” làm nổi bật lên trước mắt người đọc dáng vẻ xơ xác, tan tác của lũ trẻ và bầy chim nhưng cũng khắc họa được tâm trạng hoang mang và ngơ ngác của chúng. Kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ, tác giả nhằm nhấn mạnh nỗi khốn khổ của người dân trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, làm tăng sức mạnh tố cáo của câu gợi và gợi nỗi xót xa thương cảm.

Câu 2. Trong hoàn cảnh đó tâm trạng, tình cảm của tác giả như thế nào?

Trả lời:

Chỉ qua bài thơ thất ngôn bát cú, bằng những nét vẽ điển hình và chọn lọc, mỗi câu thơ là một tiếng kêu đau đớn, xót xa xuất phát từ trái tim nồng nàn yêu quê hương, đất nước, đỏ rực ngọn lửa căm thù trước tội ác trời không dung đất không tha của giặc.

Nỗi đau xót trước khung cảnh của thiên nhiên rộng lớn, mênh mông đó, tất cả cảnh vật đều chìm vào máu lửa, với trái tim giàu tình yêu đất nước, tác giả đang đứng trước một hiện thực xã hội khốc liệt, ở đó con người đang phải đối mặt với khổ cực của cuộc sống.

Ông đau xót cho đất nước, đau thương cho số phận của những con người, bất bình trước cảnh của nhân dân, của cuộc sống, tất cả đều trở thành nỗi thất vọng, vây kín tâm hồn của tác giả.

Nhà thơ không những đau xót vì cảnh quốc phá gia vong, nhân dân tan tác, đau thương, lơ xơ, dáo dác mà ông còn thất vọng và bất bình biết mấy trước tình cảnh quê hương ngập tràn bóng giặc mà quân của triều đình thì bặt tăm khuất dạng bỏ mặc nhân dân phải chịu thống khổ điêu linh. Tác giả đã có những lời kêu gọi cho những bậc anh hùng trong đât nước đứng lên để chống lại kẻ thù cho dân tộc, giúp nhân dân thoát khỏi những lầm than, những đau khổ và cả những  mất mát không đáng có.

Câu 3. Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết.

Trả lời:

Lời kêu gọi mang giá trị rất to lớn, hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân:

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này.

  • “Trang dẹp loạn”: là người anh hùng hảo hán, người xuát hiện trong triều đình phong kiến thời xưa.
  • “Hỏi”, “rày đâu vắng”: sự chất vấn một cách mỉa mai, chua chát. Tác giả căm phẫn, xót xa trước việc triều đình thối nát, không chăm lo cho nhân dân có một cuộc sống yên bình, hạnh phúc.

Tất cả những điều đó đều nói lên lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Đình Chiểu. Chỉ với hai câu thơ nhưng tác giả đã thể hiện được thông điệp của mình, một người anh hùng có chí khí và có khí phách hiên ngang luôn luôn phụng sự cho đất nước.

Giọng điệu của tác giả thật đau xót có chút trách móc, nhưng đây là nơi kêu gọi to lớn quần chúng trong cả nước đoàn kết một lòng để chiến thắng được kẻ thù xâm lược, những vị anh hùng của đất nước dường như bị lãng quên

Câu hỏi ở cuối bài thơ đã làm cho người đọc day dứt và có nhiều cảm xúc nó để lại bao xót thương và cũng mang một âm hưởng hào hùng vì lời kêu gọi đứng lên xả thân vì nước của Nguyễn Đình Chiểu.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status