Giải câu 2 – Luyện tập (trang 36 SGK ngữ văn 11 tập 1)

Giải câu hỏi 2 – Luyện tập (Trang 36 SGK ngữ văn lớp 11 tập 1) – Phần soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) trang 35 – 36 SGK ngữ văn lớp 11 tập 1.

Đề bài:

Bài 2. Trong những câu thơ sau, từ xuân được dùng theo sự sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ như thế nào? Hãy phân tích nghĩa của từ xuân trong lời thơ của mỗi người.

 Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.

(Hồ Xuân Hương, Tự tình – bài II)

 Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

– Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.

(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)

– Mùa xuân là Tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

(Hồ Chí Minh)

Trả lời:

Từ xuân vốn mang nghĩa phổ quát, nó được coi là mùa chuyến tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của một năm. Nhưng khi xuất hiện trong văn chương, từ xuân lại mang nhiều nghĩa khác nhau:

– Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi rồi xuân lại (Hồ Xuân Hương), từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ sức sống và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.

– Trong câu thơ của Nguyễn Du: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, thì từ xuân trong cành xuân chỉ vẻ đẹp của người con gái, tuổi xuân của người con gái.

– Từ xuân (bầu xuân) trong câu thơ của Nguyễn Khuyến (Chén quỳnh tương ắp bầu xuân) lại có nghĩa chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của tuổi trẻ, chỉ tình cảm bạn bè thắm thiết.

– Trong câu thơ của Hồ Chí Minh:

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân, mùa xuân đầu tiên của năm, trong khi đó từ xuân thứ hai chỉ sức sống mới và sự tươi đẹp.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status