Giải câu 1 (Trang 7 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giải câu hỏi 1 (Trang 7 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) trang 7 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.

Đề bài:

Câu 1. Đọc Tiểu dẫn để nắm được bố cục bài phú, vị trí của chiến thắng bạch Đằng trong lịch sử và đề tài sông Bạch Đằng trong văn học. Đọc kĩ các chú thích để hiểu được các từ khó, các điển tích, điển cố.

Trả lời:

Bố cục 4 phần:

– Phần 1 (phần mở đầu) từ đầu đến “Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!”: cảm xúc trữ tình của “khách” khi thưởng ngoạn khung cảnh trên sông Bạch Đằng.

– Phần 2 (phần giải thích) tiếp theo đến “Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi”: chiến tích trên sông Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão.

– Phần 3 (phần bình luận) tiếp theo đến “Nhớ người xưa chừ lệ chan”: Lời bình luận về chiến thắng trên sông Bạch Đằng của các bô lão.

– Phần 4 (phần kết) đoạn còn lại: Lời khẳng định, ngợi ca của “khách” vai trò, đức độ của con người Đại Việt đối với lịch sử dân tộc.

+ Vị trí của chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử: những trận đánh trên sông Bạch Đằng (Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán năm 938; Trần Quốc Tuân dẹp tan quân Nguyên – Mông năm 1288) có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng, bảo vệ bởi cõi giang sơn Đại Việt, khẳng định chủ quyền, ý thức tự chủ tự cường của con người nước Nam.

+ Đề tài sông Bạch Đằng trong văn học: là đề tài lớn, là nguồn cảm hứng cho nhiều áng văn chương (Bạch Đằng giang – Trần Minh Tông; Bạch Đằng giang – Nguyễn Sưởng; Bạch Đằng hải khẩu – Nguyễn Trãi;…), gắn liền với cảm hứng yêu nước của các bậc sĩ phu có chí lớn.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status