Giải câu 1 (Trang 53 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Giải câu hỏi 1 (Trang 53 SGK ngữ văn 7 tập 1) – Phần soạn bài Những câu hát châm biếm trang 52 – 54 SGK ngữ văn lớp 7 tập 1.

Đề bài:

Câu 1. Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?

Trả lời:

Từ hay thường có nghĩa chỉ sự giỏi giang, tài năng, những mặt tốt đẹp của con người như : hát hay, học hay, làm hay. Vậy những cái hay của ông chú trong bài ca dao này có ý nghĩa như vậy không ? Đây là lối nói ngược để giễu cợt, mỉa mai, phổ iến trong ca dao châm biếm.

– Chân dung của chú tôi:

+ Là người nát rượu nghiện ngập (“hay tửu hay tăm”)

+ Là người thích hưởng thụ ăn chơi (“hay chè đặc, hay ngủ trưa”)

+ Là người lười biếng lao động (“ước ngày mưa, ước đêm thừa”)

=> Đây là một người chú đầy những thói hư tật xấu, nhìn vào chân dung này ai cũng lắc đầu ngán ngẩm…

– Với lối nói ngược, nhìn bề ngoài thì tưởng như khen nhưng thực ra là mỉa mai, giễu cợt.

– Ý nghĩa hai dòng đầu:

+ Cô yếm đào – là biểu tượng cho sự trẻ trung, xinh đẹp.

+ Lặn lội bờ ao – cần cù chăm chỉ.

Hình ảnh cô gái hoàn toàn trái ngược với chú tôi – khác biệt một trời một vực. Ông chú lười biếng, nát rượu như thế mà lại định mai mối cho một cô yếm đào đẹp người, đẹp nết đến vậy => Nhằm tạo nghịch cảnh gây cười.

– Đối tượng châm biếm. Đó là những kẻ lười biếng lao động, nhưng lại thích ăn chơi rượu chè mà xã hội nào, thời đại nào cũng có.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status