Giải câu 1 (Trang 22 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giải câu hỏi 1 (Trang 22 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) – Phần 2: Tác phẩm trang 22 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.

Đề bài:

Câu 1. Bài Đại cáo bình Ngô gồm 4 đoạn. Hãy tóm lược nội dung của từng đoạn. Nội dung của từng đoạn hướng vào chủ đề chung của bài cáo là nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc như thế nào?

Trả lời:

– Đoạn 1 (từ đầu đến “Chứng cớ còn ghi”): Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt (Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược).

– Đoạn 2 (từ “Vừa rồi” đến “Ai bảo thần dân chịu được”): Lời tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh.

– Đoạn 3 (từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay”): Diễn biến của trận đánh từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn. Đoạn này cũng nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của lòng yêu nước kết tinh thành sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

– Đoạn 4 (đoạn còn lại): Lời tuyên bố độc lập và bài học lịch sử được rút ra.

-> Mỗi đoạn thể hiện một nội dung khác nhau nhưng đều tập trung hướng vào chủ đề chung của bài cáo (nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc):

Đoạn 1 nêu lên tiền đề lý luận cho tư tưởng nhân nghĩa – nhân nghĩa gắn liền với ưu dân ái quốc (yêu nước thương dân) và khẳng định chủ quyền dân tộc.

Đoạn 2 khẳng định những hành động hung ác của giặc Minh là làm trái với tư tưởng nhân nghĩa, xâm phạm chủ quyền Đại Việt.

Đoạn 3 nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và lòng yêu nước có thể trừ gian diệt bạo, bảo vệ bờ cõi.

Đoạn 4 tổng kết, minh chứng cho sự đúng đắn của tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng độc lập dân tộc.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status