Giải câu 1 (Trang 112 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Giải câu hỏi 1 (Trang 112 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2) – Phần soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trang 112 – 114 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2.

Đề bài:

Câu 1. Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi.

Người đầu tiên chịu ảnh hưởng Pháp rất đậm đà là Thế Lữ.[…]

Nhưng đến năm 1936, ảnh hưởng Pháp lại rất thấm thía thêm một tầng nữa. Trong thơ Thế Lữ ta chỉ thấy ẩn hiện đôi nhà thơ Pháp về thời lãng mạn. Xuân Diệu, nhà thơ ra đời hồi bấy giờ, mới một cách rõ rết. Với Thế Lữ thi nhân ta còn nuôi giấc mông trên tiên, một giấc mông rất xưa. Xuân Diệu đốt cảnh Bồng Lai và xua ai nấy về hạ giới. Với một nghệ thuật tinh vi đã học được của Bô-đơ-le, Xuân Diệu diễn ta lòng ham sống bồng bột trong thơ Đơ Nô-ai trong văn Gi-đơ. […]

Ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt đến Xuân Diệu là cực điểm. Qua năm 1938, Huy Cận ra đời, nó đã bắt đầu xuống, mặc dầu thơ Huy Cận cũng chịu ảnh hưởng thơ Pháp gần đây, nhất là ảnh hưởng Véc-len. […]

Trái hẳn với lối thơ tả chân có lối thơ Hàn Mặc Tử – Chế Lan Viên. Cả hai đều chịu rất nặng ảnh hưởng Bô-đơ-le và qua Bô-đơ-le, ảnh hưởng nhà văn Mĩ Ét-ga Pô, tác giả tập “Chuyện lạ”. Có khác chăng là Chế Lan Viên đã đi từ Bô-đơ-le, Ét-ga Pô đến thơ Đường, mà Hàn Mặc Tử đã đi ngược lại từ thơ Đường tới Bô-đo-le, Ét-ga Pô và đi thêm một đoạn nữa cho gặp Thánh Kinh của đạo Thiên Chúa. […]

Viết xong đoạn trên này đọc lại tôi thấy khó chịu. Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu năm bảy thơ Pháp. Ấy chỉ vì tôi tìm ảnh hưởng để chia xu hướng. Sự thực đâu có thế. Tiếng Việt, tiếng Pháp khác nhau xa. Hồn tho Pháp hễ chuyển được vào thơ Việt là đã Việt hóa hoàn toàn. Sự thực thì khi tôi xem thơ Xuân Diệu, tôi không nghĩ đến thơ Đơ Nô-ai… Thi Văn Pháp không làm mất bản sắc Việt Nam. Những sự mô phỏng ngu muội lập tức bị đào thải

(Theo Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Sđd)

Câu hỏi:

a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra, trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào khác nữa không?

c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp đẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?

Trả lời:

a) Đoạn văn trích nói về sự ảnh hưởng Pháp đối với các nhà thơ mới. Quan điểm của tác giả đối với vấn đề đó là: thừa nhận có sự ảnh hưởng ở những mức độ nhất định “tính chất Pháp” đối với các nhà thơ mới Việt Nam, nhất là ở Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên. Song tác giả cũng- đồng thời khẳng định sự ảnh hưởng đó không làm mất đi bản sắc Việt Nam của các nhà thơ.

b) Thao tác lập luận chủ yếu trong đoạn trích là thao tác phân tích. Ngoài thao tác phân tích, chúng ta cũng có thể nhận ra đoạn trích còn sử dụng cả thao tác so sánh, bác bỏ và cả một chút của thao tác bình luận nữa.

c) Không thể nói rằng một bài (đoạn) văn càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn. Điều đó có thể làm cho mục đích của bài viết không được thực hiện, làm cho bài viết bị loãng mất trọníĩ tâm mà người viết cần phải nhấn mạnh.

Trong thực tế giao tiếp, nói năng, rất hiếm những trường hợp người nghị luận chỉ sử dụng một thao tác lập luận duy nhất. Bởi vậy, cần phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận như là một cách thức để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, hướng tới đời sống.

Song cũng cần thấy rằng, sự kết hợp các thao tác lập luận không có nghĩa là sử dụng chúng một cách ngang hàng nhau, càng không được hiểu rằng trong mọi trường hợp thao tác này phải có vai trò lớn hơn thao tác kia hay ngược lại.

Có thể thấy trong tuyệt đại đa số các trường hợp, chỉ có một trong số các thao tác được sử dụng giữ vai trò chủ đạo. Bởi một văn bản (hoặc một đoạn văn bản) nghị luận luôn được phát biểu ra chỉ để nhằm một mục đích chủ yếu hoặc để phân tích là chính hoặc để so sánh là chính,..

Như thế, người viết (người nói) chừng nào còn chưa nắm được mục đích nghị luận, chưa thực sự xuất phát từ mục đích nghị luận, thì chừng đó, việc kết hợp các thao tác lập luận còn chưa tránh khỏi trở nên giả tạo, khiên cưỡng; và do đó, chưa thể đem lại kết quả như mong muốn. Với người đọc (người nghe) cũng vậy. Chỉ khi đã hiểu được mục đích nghị luận, xuất phát từ mục đích nghị luận, họ mới có thể nhận ra chính xác thao tác lập luận nào là chủ yếu, thao tác lập luận nào là bổ trợ, và việc kết hợp những thao tác đó có xác đáng, có nhuần nhuyễn hay không.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status