Soạn bài – Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trang 112 – 114 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Giải câu 1 (Trang 112 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi.

Người đầu tiên chịu ảnh hưởng Pháp rất đậm đà là Thế Lữ.[…]

Nhưng đến năm 1936, ảnh hưởng Pháp lại rất thấm thía thêm một tầng nữa. Trong thơ Thế Lữ ta chỉ thấy ẩn hiện đôi nhà thơ Pháp về thời lãng mạn. Xuân Diệu, nhà thơ ra đời hồi bấy giờ, mới một cách rõ rết. Với Thế Lữ thi nhân ta còn nuôi giấc mông trên tiên, một giấc mông rất xưa. Xuân Diệu đốt cảnh Bồng Lai và xua ai nấy về hạ giới. Với một nghệ thuật tinh vi đã học được của Bô-đơ-le, Xuân Diệu diễn ta lòng ham sống bồng bột trong thơ Đơ Nô-ai trong văn Gi-đơ. […]

Ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt đến Xuân Diệu là cực điểm. Qua năm 1938, Huy Cận ra đời, nó đã bắt đầu xuống, mặc dầu thơ Huy Cận cũng chịu ảnh hưởng thơ Pháp gần đây, nhất là ảnh hưởng Véc-len. […]

Trái hẳn với lối thơ tả chân có lối thơ Hàn Mặc Tử – Chế Lan Viên. Cả hai đều chịu rất nặng ảnh hưởng Bô-đơ-le và qua Bô-đơ-le, ảnh hưởng nhà văn Mĩ Ét-ga Pô, tác giả tập “Chuyện lạ”. Có khác chăng là Chế Lan Viên đã đi từ Bô-đơ-le, Ét-ga Pô đến thơ Đường, mà Hàn Mặc Tử đã đi ngược lại từ thơ Đường tới Bô-đo-le, Ét-ga Pô và đi thêm một đoạn nữa cho gặp Thánh Kinh của đạo Thiên Chúa. […]

Viết xong đoạn trên này đọc lại tôi thấy khó chịu. Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu năm bảy thơ Pháp. Ấy chỉ vì tôi tìm ảnh hưởng để chia xu hướng. Sự thực đâu có thế. Tiếng Việt, tiếng Pháp khác nhau xa. Hồn tho Pháp hễ chuyển được vào thơ Việt là đã Việt hóa hoàn toàn. Sự thực thì khi tôi xem thơ Xuân Diệu, tôi không nghĩ đến thơ Đơ Nô-ai… Thi Văn Pháp không làm mất bản sắc Việt Nam. Những sự mô phỏng ngu muội lập tức bị đào thải

(Theo Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Sđd)

Câu hỏi:

a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra, trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào khác nữa không?

c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp đẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?

Trả lời:

a) Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới).

Quan điểm của tác giả đối với vấn đề đó: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp tron Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới.

b) Các tác giả đã sử dụng thao tác phân tích là chủ yếu. Ngoài ra trong đoạn trích còn dùng thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận.

c) Không phải bất kì một bài, một đoạn văn càng sử dụng nhiều thao tác lập luận, thì càng có sức hấp dẫn. Muốn sử dụng có hiệu quả các thao tác lập luận người viết cần nắm vững vấn đề lập luận, mục đích lập luận. Cần sử dụng thao tác nào là chính, lúc nào nên sử dụng các thao tác khác.

Giải câu 2 (Trang 113 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Giả sử anh (chị) phải trình bày một luận điểm trong bài văn nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên này cần có, anh (chị) có thể tiến hành luyện tập theo các bước sau:

a) Bước thứ nhất

– Xác định chủ đề của bài văn: Anh (chị) sẽ bàn về phẩm chất cụ thể nào?

– Xây dựng cho bài làm một dàn ý rành mạch, hợp lí để làm rõ chủ đề.

b) Bước thứ hai

Tìm cách trình bày một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa xây dựng:

– Chọn luận điểm nào để trình bày? Luận điểm ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn?

– Viết câu mở đầu thế nào để vừa giới thiệu được luận điểm, vừa liên kết được với đoạn trên.

– Cần đưa ra những luận cứ nào để làm sáng tỏ luận điểm? Các luận cứ ấy dùng thao tác lập luận nào là chủ yếu: phân tích, so sánh, bác bỏ hay bình luận? Vì sao?

– Nên sử dụng các thao tác lập luận nào khác nữa ngoài thao tác lập luận chủ yếu nói trên? Vì sao?

– Kết hợp thao tác lập luận chủ yếu với các thao tác lập luận bổ trợ thế nào để đoạn văn có thể trở thành một khối hữu cơ, thống nhất?

c) Bước thứ ba

– Diễn đạt các ý đã tìm được thành một (hoặc một số) đoạn văn có liên kết chặt chẽ và thể hiện rõ phong cách ngôn ngữ chính luận.

– Đọc đoạn văn đã viết trước nhóm học tập (hay trước lớp), sửa chữa lại theo góp ý của tập thể nhằm nâng cao chất lượng của văn bản.

Trả lời:

a) Bước thứ nhất

– Xác định chủ thể của bài văn: chọn vấn đề sẽ bàn (phẩm chất theo bạn đó là gì? sự năng động, sự nhạy bén, sáng tạo, có tri thức…)

– Xây dựng dàn ý:

+ Những yêu cầu của thời đại hôm nay đối với người thanh niên.

+ Để đáp ứng yêu cầu đó của thời đại, người thanh niên cần có phẩm chất …

+ Người thanh niêm cần làm gì để có được phẩm chất ấy, cũng như duy trì và phát triển nó?

b) Bước thứ hai

Suy nghĩ cách trình bày một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa xây dựng:

– Chọn luận điểm nào để trình bày?

– Luận điểm đó nằm ở vị trí nào trong bài văn?

– Viết câu chủ đề.

– Tổ chức các luận cứ theo hình thức lập luận nào để có thể làm nổi bật nhất luận điểm vừa được nêu ra? (phân tích, bác bỏ, so sánh hay bình luận).

– Nên sử dụng kèm theo các thao tác lập luận.

c) Bước thứ ba

– Từ các bước chuẩn bị trên, các em tập viết thành một (hoặc một số) đoặn văn. (Chú ý tính liên kết giữa câu với câu, đoạn với đoạn; thể hiện rõ phong cách ngôn ngữ chính luận.

– Trình bày bài tập trước lớp, chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của tập thể để viết bài đạt chất lượng cao hơn.

Giải câu 3 (Trang 113 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Sau tiết học, cần tiếp tục luyện tập để:

a) Viết đoạn văn triển khai một luận điểm khác của dàn ý mà anh (chị) đã xây dựng trên lớp.

b) Theo quy trình luyện tập trên lớp, hãy viết một văn bản nghị luận ngắn, có sử dụng kết hợp ít nhất hai thao tác lập luận, nhằm thuyết phục độc giả theo quan điểm của anh (chị) về một hiện tượng (vấn đề) đang được quan tâm trong lớp, trong nhà trường hoặc trong xã hội. Chẳng hạn:

– Một bài thơ (bài hát, bộ phim,…) đang gây nhiều tranh cãi;

– Vấn đề tiếp thụ những tinh hoa của văn hóa nhân loại trong bối cảnh thế giới đang có xu hướng trở thành một ngôi nhà chung;

– Nên hay không nên bàn về những nhược điểm của người Việt nam?

c) Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công các thao tác lập luận khác nhau.

Trả lời:

– Viết đoạn văn triển khai một luận điểm khác của dàn ý đã xây dựng.

– Cho các vấn đề sau:

+ Một bài thơ (bài hát, bộ phim) đang gây nhiều tranh cãi.

+ Vấn đề tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nhân loại trong bối cảnh thế giới đang có xu hướng trở thành một ngôi nhà chung.

+ Nên hay không nên bàn về những nhược điểm của người Việt Nam?

Dựa vào quy trình luyện tập trên lớp, hãy viết một bản nghị luận ngắn, có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận về một trong các vấn đề trên.

Gợi ý: Chọn vấn đề thứ ba.

Có thể trình bày theo các ý sau:

– Nêu những vẻ đẹp của người Việt Nam (Dùng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động, giàu nhân ái…). Khẳng định: đó là niềm tự hào dân tộc; là sự ngưỡng mộ của bạn bè trên thế giới; là những phẩm chất giúp chúng ta xây dựng và bảo vệ đất nước.

– Người Việt Nam vẫn còn nhiều nhược điểm (ví dụ: sự trì trệ bảo thủ trong công việc; đấu tranh chống ngoại xâm thì xả thân quên mình nhưng đấu tranh chống tiêu cực còn kiêng nể, né tránh…). Chỉ ra tác hại của những nhược điểm.

– Khẳng định quan điểm: cần bảo vệ nhược điểm của người Việt Nam. Đó là một cách “cải tạo quốc dân tính” như nhà văn Lỗ Tấn (Trung Quốc) đã từng làm.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Câu 1. Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi.

Người đầu tiên chịu ảnh hưởng Pháp rất đậm đà là Thế Lữ.[…]

Nhưng đến năm 1936, ảnh hưởng Pháp lại rất thấm thía thêm một tầng nữa. Trong thơ Thế Lữ ta chỉ thấy ẩn hiện đôi nhà thơ Pháp về thời lãng mạn. Xuân Diệu, nhà thơ ra đời hồi bấy giờ, mới một cách rõ rết. Với Thế Lữ thi nhân ta còn nuôi giấc mông trên tiên, một giấc mông rất xưa. Xuân Diệu đốt cảnh Bồng Lai và xua ai nấy về hạ giới. Với một nghệ thuật tinh vi đã học được của Bô-đơ-le, Xuân Diệu diễn ta lòng ham sống bồng bột trong thơ Đơ Nô-ai trong văn Gi-đơ. […]

Ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt đến Xuân Diệu là cực điểm. Qua năm 1938, Huy Cận ra đời, nó đã bắt đầu xuống, mặc dầu thơ Huy Cận cũng chịu ảnh hưởng thơ Pháp gần đây, nhất là ảnh hưởng Véc-len. […]

Trái hẳn với lối thơ tả chân có lối thơ Hàn Mặc Tử – Chế Lan Viên. Cả hai đều chịu rất nặng ảnh hưởng Bô-đơ-le và qua Bô-đơ-le, ảnh hưởng nhà văn Mĩ Ét-ga Pô, tác giả tập “Chuyện lạ”. Có khác chăng là Chế Lan Viên đã đi từ Bô-đơ-le, Ét-ga Pô đến thơ Đường, mà Hàn Mặc Tử đã đi ngược lại từ thơ Đường tới Bô-đo-le, Ét-ga Pô và đi thêm một đoạn nữa cho gặp Thánh Kinh của đạo Thiên Chúa. […]

Viết xong đoạn trên này đọc lại tôi thấy khó chịu. Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu năm bảy thơ Pháp. Ấy chỉ vì tôi tìm ảnh hưởng để chia xu hướng. Sự thực đâu có thế. Tiếng Việt, tiếng Pháp khác nhau xa. Hồn tho Pháp hễ chuyển được vào thơ Việt là đã Việt hóa hoàn toàn. Sự thực thì khi tôi xem thơ Xuân Diệu, tôi không nghĩ đến thơ Đơ Nô-ai… Thi Văn Pháp không làm mất bản sắc Việt Nam. Những sự mô phỏng ngu muội lập tức bị đào thải

(Theo Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Sđd)

Câu hỏi:

a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra, trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào khác nữa không?

c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp đẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?

Trả lời:

a) Đoạn văn trích nói về sự ảnh hưởng Pháp đối với các nhà thơ mới. Quan điểm của tác giả đối với vấn đề đó là: thừa nhận có sự ảnh hưởng ở những mức độ nhất định “tính chất Pháp” đối với các nhà thơ mới Việt Nam, nhất là ở Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên. Song tác giả cũng- đồng thời khẳng định sự ảnh hưởng đó không làm mất đi bản sắc Việt Nam của các nhà thơ.

b) Thao tác lập luận chủ yếu trong đoạn trích là thao tác phân tích. Ngoài thao tác phân tích, chúng ta cũng có thể nhận ra đoạn trích còn sử dụng cả thao tác so sánh, bác bỏ và cả một chút của thao tác bình luận nữa.

c) Không thể nói rằng một bài (đoạn) văn càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn. Điều đó có thể làm cho mục đích của bài viết không được thực hiện, làm cho bài viết bị loãng mất trọníĩ tâm mà người viết cần phải nhấn mạnh.

Trong thực tế giao tiếp, nói năng, rất hiếm những trường hợp người nghị luận chỉ sử dụng một thao tác lập luận duy nhất. Bởi vậy, cần phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận như là một cách thức để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, hướng tới đời sống.

Song cũng cần thấy rằng, sự kết hợp các thao tác lập luận không có nghĩa là sử dụng chúng một cách ngang hàng nhau, càng không được hiểu rằng trong mọi trường hợp thao tác này phải có vai trò lớn hơn thao tác kia hay ngược lại.

Có thể thấy trong tuyệt đại đa số các trường hợp, chỉ có một trong số các thao tác được sử dụng giữ vai trò chủ đạo. Bởi một văn bản (hoặc một đoạn văn bản) nghị luận luôn được phát biểu ra chỉ để nhằm một mục đích chủ yếu hoặc để phân tích là chính hoặc để so sánh là chính,..

Như thế, người viết (người nói) chừng nào còn chưa nắm được mục đích nghị luận, chưa thực sự xuất phát từ mục đích nghị luận, thì chừng đó, việc kết hợp các thao tác lập luận còn chưa tránh khỏi trở nên giả tạo, khiên cưỡng; và do đó, chưa thể đem lại kết quả như mong muốn. Với người đọc (người nghe) cũng vậy. Chỉ khi đã hiểu được mục đích nghị luận, xuất phát từ mục đích nghị luận, họ mới có thể nhận ra chính xác thao tác lập luận nào là chủ yếu, thao tác lập luận nào là bổ trợ, và việc kết hợp những thao tác đó có xác đáng, có nhuần nhuyễn hay không.

Câu 2. Giả sử anh (chị) phải trình bày một luận điểm trong bài văn nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên này cần có, anh (chị) có thể tiến hành luyện tập theo các bước sau:

a) Bước thứ nhất

– Xác định chủ đề của bài văn: Anh (chị) sẽ bàn về phẩm chất cụ thể nào?

– Xây dựng cho bài làm một dàn ý rành mạch, hợp lí để làm rõ chủ đề.

b) Bước thứ hai

Tìm cách trình bày một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa xây dựng:

– Chọn luận điểm nào để trình bày? Luận điểm ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn?

– Viết câu mở đầu thế nào để vừa giới thiệu được luận điểm, vừa liên kết được với đoạn trên.

– Cần đưa ra những luận cứ nào để làm sáng tỏ luận điểm? Các luận cứ ấy dùng thao tác lập luận nào là chủ yếu: phân tích, so sánh, bác bỏ hay bình luận? Vì sao?

– Nên sử dụng các thao tác lập luận nào khác nữa ngoài thao tác lập luận chủ yếu nói trên? Vì sao?

– Kết hợp thao tác lập luận chủ yếu với các thao tác lập luận bổ trợ thế nào để đoạn văn có thể trở thành một khối hữu cơ, thống nhất?

c) Bước thứ ba

– Diễn đạt các ý đã tìm được thành một (hoặc một số) đoạn văn có liên kết chặt chẽ và thể hiện rõ phong cách ngôn ngữ chính luận.

– Đọc đoạn văn đã viết trước nhóm học tập (hay trước lớp), sửa chữa lại theo góp ý của tập thể nhằm nâng cao chất lượng của văn bản.

Trả lời:

Tiến hành các bước sau đây để viết một bài văn nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên ngày nay cần có:

a) Bước 1:

– Xác định chủ đề của bài văn: Chọn vấn đề sẽ bàn (phẩm chất đó theo bạn là gì? sự nhạy bén, sự vững vàng về tri thức, chuyên môn,…).

– Xây dựng cho bài làm một dàn ý phù hợp để làm rõ chủ đề:

+ Những yêu cầu của thời đại hôm nay đối với người thanh niên.

+ Để đáp ứng yêu cầu đó của thời đại, người thanh niên cần có phẩm chất gì?

+ Người thanh niên cần làm gì để có được phẩm chất ấy, cũng như duy trì và phát triển nó?

b) Bước 2: Suy nghĩ cách trình bày một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa xây dựng (tham khảo những gợi ý dưới đây của SGK)

– Chọn luận điểm nào để trình bày?

– Luận điểm đó nằm ở vị trí nào trong bài văn?

– Viết câu chủ đề.

– Tổ chức các luận cứ theo hình thức lập luận nào để có thể làm nổi bật nhất luận điểm vừa được nêu ra? (phân tích, bác bỏ, so sánh hay bình luận).

– Nên sử dụng kèm theo thao tác lập luận nào ngoài thao tác chính? Vì sao?

– Suy nghĩ về cách kết hợp thao tác lập luận chủ yếu với các thao tác bổ trợ sao cho hiệu quả lập luận đạt được tối ưu.

c) Bước 3 (tham khảo những gợi ý dưới đây của SGK)

– Diễn đạt các ý đã tìm được thành một (hoặc một số) đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau và thể hiện rõ phong cách ngôn ngữ chính luận.

– Đọc phần văn bản đã viết trước nhóm (hay trước lớp), sửa chữa lại theo góp ý của mọi người nhằm nâng cao chất lượng của đoạn văn.

Câu 3. Sau tiết học, cần tiếp tục luyện tập để:

a) Viết đoạn văn triển khai một luận điểm khác của dàn ý mà anh (chị) đã xây dựng trên lớp.

b) Theo quy trình luyện tập trên lớp, hãy viết một văn bản nghị luận ngắn, có sử dụng kết hợp ít nhất hai thao tác lập luận, nhằm thuyết phục độc giả theo quan điểm của anh (chị) về một hiện tượng (vấn đề) đang được quan tâm trong lớp, trong nhà trường hoặc trong xã hội. Chẳng hạn:

– Một bài thơ (bài hát, bộ phim,…) đang gây nhiều tranh cãi;

– Vấn đề tiếp thụ những tinh hoa của văn hóa nhân loại trong bối cảnh thế giới đang có xu hướng trở thành một ngôi nhà chung;

– Nên hay không nên bàn về những nhược điểm của người Việt nam?

c) Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công các thao tác lập luận khác nhau.

Trả lời:

Tiến hành các bước như trên để viết một văn bản nghị luận ngắn, có sử dụng kết hợp ít nhất là hai kiểu lập luận khác nhau, nhằm thuyết phục độc giả nghe theo quan điểm của mình về một trong những hiện tượng (vấn đề) đang được quan tâm trong lớp, trong nhà trường hoặc trong đời sống hiện nay (SGK tr. 114).

– Một bài thơ (bài hát, bộ phim,…) đang gây nhiều tranh cãi;

– Vấn đề tiếp thụ những tinh hoa của văn hoá nhân loại trong bối cảnh thế giới đang có xu hướng trở thành một ngôi nhà chung;

– Nên hay không nên bàn về những hạn chế, điểm yếu của dân tộc mình (Tham khảo bài viết: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Vũ Khoan trong SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục).

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status