Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự trang 60 – 61 SGK ngữ văn lớp 8 tập 1, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tóm tắt văn bản tự sự sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Tóm tắt văn bản tự sự
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Giải câu 1 – Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? (Trang 60 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Trong cuộc sống hàng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự.
Trả lời:
Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời của mình trình bày một cách ngắn gọn, trung thành nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản tự sự.
Giải câu 2 – Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? (Trang 60 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Từ gợi ý trên, theo em, thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
a) Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự.
b) Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.
c) Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự.
d) Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự
Trả lời:
Đáp án đúng nhất là b.
Tóm tắt văn bản tự sự để nắm bắt nội dung toàn bộ văn bản một cách dễ dàng, giúp người đọc không bỏ sót nội dung và hiểu rõ hơn về tác phẩm.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự
Giải câu 1 – Cách tóm tắt văn bản tự sự (Trang 60 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Đọc văn bản tóm tắt trong SGK trang 60 và trả lời câu hỏi.
a) Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà em nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không?
b) Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản ấy (về độ dài, về lời văn, về số lượng nhân vật, sự việc,…)?
c) Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.
Trả lời:
Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
a) Văn bản tóm tắt dựa vào nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Vì văn bản tóm tắt đã thể hiện được nội dung, nhân vật, sự việc của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
b) So sánh văn bản tóm tắt với văn bản được tóm tắt:
Về độ dài, số lượng nhân vật, sự việc đều ngắn gọn hơn nhưng vẫn truyền tải được nội dung.
c) Các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt:
Văn bản tóm tắt phải dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính, phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
Giải câu 2 – Cách tóm tắt văn bản tự sự (Trang 61 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Các bước tóm tắt văn bản: Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào?
Trả lời:
Các bước tóm tắt văn bản
– Bước 1: Đọc kĩ văn bản để hiểu chủ đề.
– Bước 2: Xác định nội dung chính.
– Bước 3: Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí.
– Bước 4: Viết thành văn bản tóm tắt.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tóm tắt văn bản tự sự
I – THẾ NÀO LÀ TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Câu 1: Trong cuộc sống hàng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự.
Trả lời:
Trong cuộc sống hàng ngày, có những tác phẩm tự sự chúng ta chưa có điều kiện đọc, nhưng lại muốn biết nội dung chính của nó. Những lúc ấy, chúng ta có thể đọc qua bản tóm tắt tác phẩm.
Câu 2: Từ gợi ý trên, theo em, thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trong SGK trang 60.
Trả lời:
Từ gợi ý trên, theo em, mục đích cùa việc tóm tắt tác phẩm tự sự là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính của một tác phẩm nào đó giúp cho những người chưa đọc vẫn nắm được nội dung chính của tác phẩm đó.
Trong các câu a, b, c, d ở sách giáo khoa, câu b là đúng nhất: Ghi lại một cách trung thành, chính xác những nội dung chính của một tác phẩm nào đó đối người chưa nắm được tác phẩm ẩy.
II – CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Câu 1: Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
Đọc văn bản tóm tắt trong SGK trang 60 và trả lời câu hỏi.
a) Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà em nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không?
b) Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản ấy (về độ dài, về lời văn, về số lượng nhân vật, sự việc,…)?
c) Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.
Trả lời:
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi
a) Nội dung đoạn văn trên nói về tác phẩm Sơn Tinh Dựa vào tên các nhân vật, những sự việc chính và những chi tiết tiêu biểu mà em nhận được ra điều đó.
b) Đoạn văn trên so với tác phẩm ấy có khác về độ dài, lời văn, lượng nhân vật, sự việc…
Độ dài của văn bản, tóm tắt ngắn hơn nhiều so với tác phẩm được tóm tắt.
Số lượng nhân vật và sự việc trong bản tóm tắt ít hơn trong tác phẩm vì bản tóm tắt chỉ lựa chọn các nhân vật chính và những sự việc quan trọng.
Văn bản tóm tắt không phải trích nguyên văn từ tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh mà phải là lời của người viết tóm tắt.
b) Bản tóm tắt chưa nêu được kết cuộc của tác phẩm. Có thể thêm vào: Thủy Tinh mệt mỏi không Làm gì được, đành rút quân về, tuy vậy hằng năm vẫn dâng nước lên báo thù Sơn Tinh.
Câu 2: Các bước tóm tắt văn bản
Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào?
Trả lời:
Tóm tắt tác phẩm tự sự là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của một tác phẩm nào đó. Bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của tác phẩm được tóm tắt.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)