Soạn bài – Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường trang 119 – 123 SGK ngữ văn lớp 6 tập 1, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

Giải câu 1 (Trang 119 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Cho các đề bài tự sự sau:

a) Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm,…).

b) Kể một chuyện vui sinh hoạt (như nhận lầm, nhát gan,…).

c) Kể về người bạn mới quen (do cùng hoạt động văn nghệ, thể thao mà quen, tính tình của bạn,…).

d) Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó,…).

đ) Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập).

g) Kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị,…).

Em hãy tìm thêm một, hai đề văn tự sự cùng loại và ghi vào vở.

Trả lời:

Một số đề tự sự cùng loại:

– Kể về một buổi họp chợ quê em.

– Kể về một ngày làm việc của mẹ em.

– Kể về một người bạn em quý mến.

– Kể về một chuyến đi xa mà em nhớ nhất.

– Kể về những đổi thay của trường tiểu học em đã học.

– Kể về những kỉ niệm mùa hè vừa qua của em.

– Kể về kỉ niệm em cho là khó quên nhất của mình.

Giải câu 2 (Trang 119 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Theo dõi quá trình thực hiện một đề tự sự sau đây và nhận xét:

– Bài làm có sát với đề không?

– Các sự việc nêu lên có xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu không?

Trả lời:

Sau khi đọc bài viết tham khảo em có một số nhận xét sau:

– Bài làm của bạn đã sát với yêu cầu của đề là “ kể chuyện về ông (hay bà) của em” . Bạn học sinh đã kể ra rất nhiều chi tiết về người ông của mình là một người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu. Qua đó bạn đã bày tỏ được cảm xúc, tình cảm của mình đói với ông.

– Các sự việc bạn kể ra ở trong bài làm xoay quanh chủ đề về người ông của mình:

+ Người ông hiền từ: “rất hiền”, “ông cười hiền từ”, “ông đang giữ gìn cuộc sống bình yên cho chúng em”,…..

+ Người ông yêu hoa: “ ông thương những cây xương rồng nhỏ”, “ông em ngắm nghía không biết chán các chậu cây..”, “ ông thích xướng rồng,…”, …

+ Người ông thương yêu các cháu: “ ông yêu nhất các cháu, ông mong các cháu khỏe,…”, “ông em rất yêu chúng em”, “ông chăm sóc cái góc học tập của chúng em”, “ông thường kể chuyện cho chúng em nghe”,…

Giải câu 3 (Trang 121 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Lập dàn bài cho một đề văn tự sự trong số các đề nêu trên, hoặc viết một bài về người ông của em.

Trả lời:

Gợi ý lập dàn bài

Đề a:

Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm ấy.

Thân bài:

– Bắt đầu và diễn biến tạo nên ấn tượng đáng nhớ về kỉ niệm đó.

– Em cảm nhận như thế nào về kỉ niệm ấy: vui, buồn, mừng, giận, …

– Sau đó em có bài học, kinh nghiệm gì (Nếu kỉ niệm đó là kỉ niệm mà lỗi do em)

– Kết quả sự việc và những ấn tượng sâu đậm nhất.

Kết bài: Em sẽ luôn giữ lại mảng kí ức về kỉ niệm đó để …

Đề b:

Mở bài: Câu chuyện vui vô tình từ đâu. Đó là chuyện vui gì?

Thân bài:

– Không gian, thời gian xảy ra việc.

– Câu chuyện vui đặc biệt: nhát gan gây ra những tình huống oái oăm (sợ ma,…)

Kết bài: Kết thúc câu chuyện. Thời điểm hiện tại, em có thấy vui khi nghĩ lại câu chuyện.

Đề c:

Mở bài: Hoàn cảnh gặp người bạn mới (sinh hoạt câu lạc bộ, bạn mới đến lớp,…)

Thân bài:

– Ngoại hình bạn có gì đặc biệt mà em ấn tượng, yêu thích (răng nanh, mặt hiền,…)

– Tích cách bạn có hợp với em không? em thích nhất điều gì ở tính cách bạn.

– Hoạt động thường ngày của bạn, những kỉ niệm của em với bạn mới.

Kết bài: Em yêu quý và muốn chơi cùng bạn.

Đề d:

Mở bài: Đó là buổi gặp gỡ với những ai, vào dịp nào.

Thân bài:

– Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm của cuộc gặp gỡ (ở lễ tuyên dương, trong buổi sinh hoạt Đoàn trường,…)

– Các chi tiết của buổi gặp gỡ:

+ Mở đầu

+ Diễn biến: sự việc, không khí, quang cảnh,…

+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong khung cảnh như thế nào?

– Ý nghĩa của cuộc gặp.

Kết bài: Cuộc gặp để lại trong em ấn tượng và cảm xúc ra sao, giúp em mở rộng hiểu biết.

Đề đ:

Mở bài: Nhìn chung về quê em trước và sau đổi mới.

Thân bài:

– Hình ảnh quê em trước kia: nghèo, rủ dưới bóng tre làng, thôn xóm đơn sơ, giản dị, rơm rác mùa lúa chín,…

– Quê em sau đổi mới: đường làng trị bê tông, nhà tầng mọc lên chi chít, điện đài, ti vi, máy tính ngày càng phổ biến,…

– Con người cũng thay đổi theo thời gian: ăn uống, phong cách sống, làm việc, thời trang, quan niệm,…

Kết bài: Em cảm thấy tự hào, vững tin vào một tương lai đẹp với quê hương mình.

Đề e:

Mở bài: Người thầy ấy là ai?

Thân bài:

– Người thầy ấy có ý nghĩa to lớn như thế nào trong việc học, trong cuộc sống của em.

– Hành động của thầy với học sinh ân cần, chăm chút thế nào?

– Thầy có điểm gì khiến em nhớ và yêu mến nhất.

– Một câu chuyện, kỉ niệm của em với thầy.

Kết bài: Em yêu quý thầy và sự tận tâm của thầy với nghề giáo.

Đề g:

Mở bài: Giới thiệu chung về người em muốn kể.

Thân bài:

– Sở thích của người đó: trồng cây, yêu động vật,…

– Tính tình, giao tiếp, tình cảm với em.

– Vai trò của người đó với em, với gia đình em.

Kết bài: Cảm nghĩ, tình cảm của em.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

Bài 1: Em hãy tìm thêm một, hai đề văn tự sự cùng loại và ghi vào vở.

Trả lời:

– Kể về một lần về thăm quê.

– Kể về một chuyến du lịch biển

– Kể lại kỉ niệm ngày thơ ấu.

– Giới thiệu chung về ông (bà).

– Đặc điểm tính cách và thói quen của ông (bà).

– Một số việc làm, hành động đối xử cửa ông với mọi người trong gia đình.

Bài 2: Theo dõi quá trình thực hiện một đề tự sự trong SGK trang 119 – 121 và nhận xét:

– Bài làm có sát với đề không?

– Các sự việc nêu lên có xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu không?

Trả lời:

– Bài làm của bạn đã sát với yêu cầu của đề là “ kể chuyện về ông (hay bà) của em” . Bạn học sinh đã kể ra rất nhiều chi tiết về người ông của mình là một người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu. Qua đó bạn đã bày tỏ được cảm xúc, tình cảm của mình đói với ông.

– Các sự việc bạn kể ra ở trong bài làm xoay quanh chủ đề về người ông của mình:

Bài 3. Lập dàn bài cho một đề văn tự sự trong số các đề nêu trên, hoặc viết một bài về người ông của em.

Trả lời:

Gợi ý lập dàn bài:

Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em.

Mở bài:Ai đi xa lâu lâu có dịp trở về hẳn phải ngỡ ngàng vì những đổi mới chóng mặt ở quê em.

Thân bài:

– Quê em cách đây chục năm nghèo, buồn, …

– Quê em hôm nay đổi mới toàn diện; nhanh chóng:

+ Những con đường, những ngôi nhà mới

+ Trường học, trạm xá, ủy ban xã,sân bóng…

+ Điện đài, ti vi, vi tính, xe máy…

+ Nề nếp làm ăn, sinh hoạt…

Kết bài: Quê em trong tương lai sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào? Nêu cảm nghĩ của em trước sự thay đổi ấy.

Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)

Mở bài:Giới thiệu chung về ông em.

Thân bài:

– Nói về ý thích của ông:

+ Ông thích trồng cây gì? Đọc báo?

+ Cháu thắc mắc, ông đều giải thích rất nhẹ nhàng, tỉ mỉ.

– Ông rất yêu các cháu

+ Chăm sóc việc học

+ Kể chuyện cho các cháu

+ Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình

Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông.

Bài văn mẫu tham khảo – Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

Bài 1. Kể lại sinh hoạt trong một buổi chiều thứ bảy của gia đình.

Gợi ý làm bài:

Bố tôi công tác cách nhà gần 50 cây số nên cuối tuần mới về. Chỉ có chiều thứ bảy cả nhà tôi mới được đông đủ.

Không khí gia đình tôi những ngày cuối tuần thường rộn ràng hơn và nhất là vào ngày thứ bảy, bởi cả ba mẹ con tôi, ai cũng ngóng bố về, và liên tục nhắc đến bố. Nào là tiếng cái út nũng nịu hỏi:

– Bố sắp về chưa hả mẹ?

Mẹ âu yếm trả lời:

– Chỉ một lát nữa bố sẽ về nhà. Con ngoan, bố về sẽ có quà, còn hư là bố không cho đâu.

Con bé nghe vậy cười tít mắt:

– Con ngoan nhất nhà mẹ nhỉ!

Quay sang tôi nó tranh:

– Em ngoan hơn chị, bố sẽ cho em nhiều quà hơn.

Tôi mỉm cười ra dáng chị cả:

– Chị sẽ nhường cho em hết. Được chưa. Bây giờ em lên nhà đợi bố để mẹ với chị nấu cơm.

Biết bố thích ăn canh cua, chiều thứ bảy nào mẹ cũng mua cua về để làm món bố thích. Và tôi thường quanh quẩn bên chân mẹ để phụ giúp. Chiều hôm nay cũng vậy, mẹ chuẩn bị mọi thứ từ sáng, đợi đến lúc bố sắp về đến nhà hai mẹ con lại tíu tít chuẩn bị.

Đang mải mê nấu nướng hai mẹ con tôi bỗng nghe thấy út gọi í ới:

– Mẹ ơi, bố về. Bố về rồi!

Tiếng nó lại lảnh lót:

– Con chào bố ạ. Bố có mua quà cho con không?

Tôi và mẹ chạy lên nhà, bố đã bế út và lấy quà cho bé. Con nhỏ sung sướng ôm cổ bố.

Bố quay sang tôi hỏi:

– Con đang nấu cơm hả? Con ngoan lắm.

Bố cất cặp sách vào nhà, mẹ đã kịp mang một chậu nước mắt lạnh cho bố rửa mặt, còn tôi chạy đi lấy cho bố một cốc nước mát.

Một lát sau cả nhà tôi đã quây quần bên mâm cơm nóng hổi, từ lúc bố về út luôn ngồi cạnh kể cả lúc ăn cơm. Nó còn đòi gắp thức ăn cho bố và khi bố vừa đưa bát ra cho nó gắp thức ăn vào thì nó lại đánh rơi ngay xuống đất, cả nhà được một phen cười. Bố vừa cười, vừa nói:

– Con gái bố ngoan lắm! Tuần này con có được phiếu bé ngoan không?

Nhắc đến phiếu bé ngoan, bé vội vàng tụt xuống đất lon ton đi lấy ra khoe với bố. Bố vui sướng nhìn bé rồi quay sang hỏi tôi:

– Thế con được mấy điểm mười.

Tôi tự hào khoe với bố:

– Con vẫn luôn dẫn đầu lớp, tuần này bố phải thưởng cho con một chuyến đi công viên đấy.

Nghe đến công viên út vội hét lên:

– Con đi mấy.

– Ừ! Bố sẽ đưa cả nhà đi.

Tôi còn kể cho bố nghe chuyện trường lớp và chuyện nhà tuần qua ra sao. Bố nhìn chúng tôi đầy yêu thương, trìu mến.

Ăn cơm xong, cả nhà tôi đi dạo phố và ăn kem ở Bờ Hồ, thật vui. Buổi tối thứ bảy đường phố đông đúc, tấp nập. Hai chị em tôi ca hát líu lo. Tôi chỉ mong ngày nào cũng là thứ bảy để cả nhà tôi được bên nhau.

Bài 2: Kể một kỉ niệm sâu sắc (Ngày khai trường)

Gợi ý làm bài:

Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng nghỉ hè của chúng tôi đã đi qua như một giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi dắt tôi đến phân hiệu Ba-ret-ti để ghi tên tôi vào lớp ba. Còn tôi thì mải nhớ thôn quê, tôi đến trường chỉ là miễn cưỡng. Tất cả các đường phố đều tấp nập học sinh, đông như kiến. Hai cửa hiệu bán sách chật những bố mẹ học sinh vào mua nào vở, nào giấy thấm, nào cặp sách bằng da… Trước trường, người đông đến nỗi ông gác cổng và người cảnh binh đều phải chật vật lắm mới giữ được thông lối ra. Chúng tôi sắp bước qua cổng thì thấy có người đặt tay lên vai mình: đó là thầy giáo lớp hai của tôi, có mái tóc hung, bù xù và tính vui vẻ không bao giờ cạn. Thầy bảo tôi: “Chúng ta thế là xa nhau mãi rồi, phải không En-ri-cô?”

Tôi cũng biết như vậy, thế mà lời nói của thầy vẫn làm cho lòng tôi nặng trĩu. Chúng tôi phải chật vật lắm mới vào được trường. Những ông, những bà, những phụ nữ thường dân, những công nhân, những sĩ quan, những bà cụ và những người giúp việc, ai cũng tay dắt một đứa trẻ, tay mang những cái gói, làm huyên náo cả một phòng đợi và các thang gác.

Tôi vui thích thấy lại căn phòng rộng ở tầng dưới thông với bảy lớp học, mà suốt ba năm gần như ngày nào tôi cũng đi qua. Người đông nghịt. Các cô giáo đi đi, lại lại. Một cô giáo lớp một đứng trên ngưỡng cửa của lớp cô, chào tôi và nói:

– En-ri-cô, năm nay con học trên gác, và cô sẽ không còn thấy con đi qua đây nữa!

Rồi cô nhìn tôi có vẻ buồn. Tôi trông thấy thầy hiệu trưởng, mà bộ râu hình như có bạc hơn năm ngoái một ít, đang bị vây giữa những bà mẹ khá phật ý vì không còn chỗ để cho con họ vào học nữa. Tôi thấy nhiều bạn tôi lớn lên nhiều. Ở tầng dưới, học sinh chia xong vào các lớp, người ta thấy các em học những lớp vỡ lòng không chịu vào lớp, cứ đẩy nhau như những con lừa con; người ta phải lôi chúng vào; vài em bỏ chạy không chịu ngồi ghế, nhiều em khác òa lên khóc khi thấy bố mẹ ra về. Những ông bố, bà mẹ ấy phải quay lại để khuyến khích hoặc dỗ dành con; còn các cô giáo trông thấy vậy cũng có nhiều thất vọng.

Em trai tôi được vào học lớp của cô giáo Đen-ca-ti, tôi học lớp thầy giáo Pec-nô-bi ở gác hai. Đến mười giờ thì tất cả chúng tôi đều đã vào lớp hết; năm mươi bốn học sinh tất cả. Trong đám ấy, tôi chỉ gặp lại chưa đến mười lăm, mười sáu bạn cũ ở lớp hai; trong đó có Đê-rôt-xi, cái cậu bao giờ cũng được giải nhất. Trường học đối với tôi có vẻ nhỏ hẹp và buồn tẻ làm sao so với rừng núi mà tôi đã đến ở chơi mấy tuần qua. Tôi lại còn nhớ tiếc thầy giáo lớp hai của tôi, thầy tốt làm sao, và lúc nào cũng cười với tôi. Người thầy nhỏ nhắn đến nỗi làm cho chúng tôi cứ tưởng là một người bạn. Tôi tiếc không được thấy thầy ở đây, với mái tóc hung bù xù của thầy nữa.

Thầy giáo năm nay của chúng tôi người cao lớn, không có râu, tóc dài đã hoa râm hết, có một nếp nhăn trên trán, tiếng nói rất to; thầy nhìn chúng tôi chằm chằm hết đứa này đến đứa khác, như muốn đọc rõ tận trong lòng chúng tôi. Thầy không bao giờ cười.

Tôi thầm nghĩ: “Hôm nay là ngày đầu tiên đây. Hãy còn những mười tháng nữa mới lại nghỉ hè. Trước mắt biết bao là công việc, là bài thi, là khó nhọc!

Tan học, tôi cần phải gặp mẹ tôi, và tôi chạy ra ôm lấy mẹ. Mẹ bảo: “Gắng lên, En-ri-cô của mẹ. Mẹ con chúng ta cùng học với nhau!”. Thế là tôi vui vẻ về nhà. Thôi cũng được! Tôi không còn học với thầy giáo cũ tươi cười thế, vui tính thế và tốt bụng thế; nhà trường đối với tôi hình như cũng chẳng thích thú bằng năm ngoái… Nhưng thôi cũng được.

Bài 3: Kể về người bạn mới quen

Gợi ý làm bài:

Trong lứa tuổi học trò ai cũng đã từng có bạn . Như tôi đậy bạn bè tơi tràn ngập những tiếng cười và hạnh phúc . trong năm học lớp 6 này , tôi quen được rất nhiều bạn mới , bạn nào cũng hiền và tốt cả. Nhưng trong số bạn đó tôi đã tìm ra một người bạn tri kỉ đó là Thánh Linh.

Năm nay Linh trac tuổi với tôi , nhung Linh cao hon tôi một cái đầu. Bạ có mái tóc dài đen và dày kì lạ om sát với khuôn mặt đều đặn của Linh , vầng trán cao và rộng lọ ra vẻ thông minh cua Linh khi làm bài . đôi môi dỏ son ,luon luon nở nụ cười với tôi . Mỗi khi cười bạn để lộ hàm rang trắng tinh như ngọc trai đều và thẳng như hạt bắp . Núp dưới đôi chân mày vòng nguyệt cua Linh là đôi mắt long lanh , to và sáng luon nở nụ cười với tôi . thân hình mảnh mai , dong dong . mỗi sáng di học , co hoc trò bé nhỏ này mặc một bộ dồng phục , áo trắng váy xanh , khan quàng đỏ thắm tung bay trong gió lộ ra vẻ sạnh sẽ của bạn mỗi khi di học . Ở nhà Linh là con ngoan , còn ở lớp linh là trò gỏi . Mỗi lần thầy cho những bài toán khó, bạn dều xung phong len giảng . Môn nào cũng vạy Linh dều cố gắng nghe giảng và phát biểu xây dụng bài học . Ra chơi , chúng tôi chơi với nhau rất vui vẻ và trò chuyện với nhau . Có lần tôi bị vấp ngã bà là người nắm tay tôi dẫn tôi dến phòng y tế . Chúng tôi đã khắc 4 chữ ở dưới gốc cây rằng ” Chăm ngoan , Học giỏi” cuối cùng những bài kiểm tra của tôi và Linh đều đạt điểm 9 . điểm 10 . Bạn còn tham gia cuộc thi van hay chữ tốt ở trường tuy không đạt giải nhưng trên khuôn mặt của bạn vẫn nở nụ cười . Có lần tôi để quên sách ở nhà , nhưng ngạc nhien bạn là người đã nhận lỗi thay tôi . Mỗi lần cô giao bài tập về nhà bạn luon luôn làm bài dầy đủ . bạn hay giúp đỡ mọi người , khi thấy ai gặp khó khăn bạn đều giúp đỡ . ở nhà bạn còn phụ giúp mẹ làm những cộng việc nội trỡ như là : trông em, lau nhà . quét nhà , giạt đồ ,… mà không bỏ di chơi . Tuy nhà Linh rất nghèo nhung bạn vẫn cố gắng phấn đấu học giỏi . Mỗi sáng đi học . Linh đều qua nhà tôi gọi đi hoc . Trong một lần thi chay ở trường , dẫn dầu là Linh , thứ hai là tôi , bỗng tôi bị vấp ngã , Linh đã không giúp dỡ tôi mà một mạch chạy tới đích . Thấy vậy em lien không chơi với bạn nữa . Ra về lần nào Linh củng về với tôi , nhưng hôm nay Linh đã đi với người khác , giận nhau được mấy tuần rồi lại thấy nhớ . Bạn là người bạn tốt của minh , luon giúp đỡ minh trong học tâp , chì vì một chuyện nhỏ như vậy mà giận nhau làm mật tình bạn của hai người . Mới tí mà thấy nhớ : nhớ dáng di yêu kiều , thiết tha của bạn , nhớ mái tóc dài và đen kì lạ , nhớ giọng nói lanh lot của bạn. Rồi một ngày tôi đến xin lỗi bạn , Linh nói: Mình mới là người phải xin lỗi bạn . Rồi tình bạn của Linh và tôi lai nhu cũ.

Thử hỏi những vì sao lấp lanh trên bầu trời , tình bạn và saoxa thứ nào quí nhất, sao xa khe lác đầu Tinh bà là một thứ thiên liêng nhất. Bạn Linh là một người bạn tốt . Em hứa sẽ giữ chạt tình bạn này và mãi mài sẽ không để nói bị tan rã nữa.

Bài 4: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em (được khen, bị chê, gặp rủi ro, bị hiểu nhầm …).

Gợi ý làm bài:

Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy … Giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ khi bước vào lớp 6, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Làm văn.

Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt quyển vở của em xuống bàn, nét mặt có vẻ không vui. Linh tính như mách bảo điều gì, em vội vã lật giở từng trang. Những điểm 8, 9 đỏ chói lần lượt mỉm cười với em – cô học sinh giỏi Văn của lớp. Em lật tiếp. Chao ôi! Em không thể tin vào mắt mình: một điểm 3 to tướng! Choáng váng, em như lịm đi trước sự thật phũ phàng ấy.

Không, không thể như vậy được! Em cố định thần nhìn lại, nhưng còn nghi ngờ gì nữa? Con số 3 in rõ trong khung điểm. Em vội vàng gập vở lại, bần thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gầm mặt xuống. Lần giở lại bài, dòng chữ cô phê hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề!

Em đọc lại đề bài và nhận ra đúng là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố …) gắn với kỉ niệm thời thơ ấu, vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài đó đối với em không khó. Tại em quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè mà quên mất lời cô nhắc nhở: Các em phải xem lại bài thật kĩ trước khi nộp. Có lẽ vì ỷ vào sức học của mình, và thỏa mãn trước lời khen của thầy cô và bè bạn nên em đã thành một cô bé kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết.

Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tai em, giọng mừng rỡ:

– Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm … Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào!

Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xĩnh, hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng: Sao lại thế hả Lan? Cô rất buồn …

Trên đường về, em lo lắng và bối rối. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị 3 điểm Làm văn thì bố mẹ em sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và ước mơ rằng em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học xong bài mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi. Không thể làm bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá … Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà mà đầu óc vẫn mông lung.

Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ, khóc tức tưởi. Không, em không thể lừa dối người mẹ yêu kính của mình.

Tối hôm ấy, em đã xem kĩ lại bài. Điểm 3 nhắc nhở em hãy nhìn lại mình. Em tự nhủ: Nhất định chỉ có một điểm 3 này mà thôi. Em sẽ tiếp tục giành được những điểm 9, điểm 10 và sẽ lại được cha mẹ, thầy cô, bè bạn tin yêu như trước.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status