Soạn bài Luyện tập làm văn bản thông báo trang 148 – 150 SGK ngữ văn lớp 8 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện tập làm văn bản thông báo, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Luyện tập làm văn bản thông báo
I. Ôn tập lí thuyết
Giải câu 1 – Ôn tập lí thuyết (Trang 148 SGK ngữ văn 8 tập 2)
Hãy cho biết tình huống nào cần làm văn bản thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai.
Trả lời:
Văn bản thông báo là văn bản dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức… cho những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể hoặc những người quan tâm tới nội dung thông báo để thực hiện hay tham gia.
Giải câu 2 – Ôn tập lí thuyết (Trang 148 SGK ngữ văn 8 tập 2)
Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo.
a) Nội dung thông báo thường là gì?
b) Văn bản thông báo có những mục gì?
Trả lời:
Nội dung và thể thức một văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, quy định, thời gian, địa điểm… cụ thể, chính xác.
Văn bản thông báo phải tuân thủ các thể thức hành chính, có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực.
Giải câu 3 – Ôn tập lí thuyết (Trang 149 SGK ngữ văn 8 tập 2)
Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm nào giống nhau, những điểm nào khác nhau?
Trả lời:
Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm giống và khác nhau:
+ Giống: đều cùng tuân thủ những thể thức trình bày đầy đủ: thời gian, địa điểm, sự việc, người có liên quan.
+ Khác: Báo cáo thì trình bày những công việc đã làm, đã thực hiện được để người khác được biết. Tường trình: trình bày thiệt hại hoặc mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra sự việc cần xem xét lại.
II. Luyện tập
Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 149 SGK ngữ văn 8 tập 2)
Lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp sau:
a) Để cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường nắm được kế hoạch tổ chức Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19 – 5, Hiệu trưởng cần viết và chuyển đến toàn trường bản:
– Tường trình
– Thông báo
– Đề nghị
– Báo cáo
b) Hằng tháng, Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh Nhà trường cần biết tình hình hoạt động của các chi đội.
Các chi đội cần viết và gửi lên Ban chỉ huy liên đội văn bản:
– Đề nghị
– Thông báo
– Tường trình
– Báo cáo
c) Trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng, mở rộng tuyến đường giao thông, để bà con nông dân có đất đai, hoa màu trên diện tích đó biết được chủ trương trên, Ban quản lí dự án công trình cần viết:
– Đề nghị
– Thông báo
– Tường trình
– Báo cáo
Trả lời:
a) Để cán bộ giáo viên và học sinh toàn trường nắm được kế hoạch tổ chức Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5 Hiệu trưởng cần viết và chuyển đến toàn trường bản:
– Thông báo.
b) Hằng ngày, Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh Nhà trường cần biết tình hình hoạt động của các chi đội. Các chi đội cần viết và gửi lên Ban chỉ huy liên đội văn bản:
– Báo cáo.
c) Trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng, mở rộng tuyến đường giao thông, để bà con nông dân có đất đai hoa màu trên diện tích đó biết được chủ trương trên, Ban quản lí dự án công trình cần viết:
– Thông báo.
Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 150 SGK ngữ văn 8 tập 2)
Chỉ ra những chỗ sai trong văn bản thông báo sau đây và chữa lại cho đúng.
PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN PHÚ NHUẬN
TRƯỜNG THCS PHÚ PHONG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–
THÔNG BÁO KẾ HOẠCH KIỂM
TRA CÔNG TÁC VỆ SINH HỌC ĐƯỜNG
Ngày 15 tháng 11 năm 2004.
Kính gửi các đồng chí cán bộ và học sinh toàn trường.
Để góp phần giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, thiết thực chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, Nhà trường hướng dẫn mục đích, yêu cầu và nội dung kiểm tra công tác vệ sinh học đường như sau:
(1) Mục đích và yêu cầu: Kiểm tra vệ sinh ở tất cả các khu vực lớp học, phòng thí nghiệm, thư viện, sân thể thao, nhà vệ sinh; trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp thực hiện có kết quả kế hoạch vệ sinh học đường trong toàn trường.
(2) Thành phần tham gia Ban kiểm tra của trường:
– Cô Lê Thị Xoan, Phó Hiệu trưởng: Trưởng ban.
– Thầy Phạm Xuân Thành, Bí thư đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Phó ban.
– Các thầy cô chủ nhiệm, lớp trưởng và chi đội trưởng các lớp: Uỷ viên.
Đề nghị Ban kiểm tra của trường sắp xếp kế hoạch và tiến hành công việc đạt hiệu quả.
Hiệu trưởng
Lê Xuân Vinh
Trả lời:
Những chỗ sai trong văn bản thông báo:
– Nội dung của văn bản chưa phù hợp với tên của văn bản
+ Tên thông báo: kế hoạch kiểm tra
+ Nội dung: Chưa có thời gian thực hiện kế hoạch, ở văn bản trên mới chỉ là yêu cầu lập kế hoạch
– Phía trái cuối văn bản chưa có nơi nhận
Sửa lại văn bản thông báo:
PHÒNG GD & ĐT QUẬN PHÚ NHUẬN
TRƯỜNG THCS PHÚ PHONG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG BÁO
Về kế hoạch kiểm tra công tác vệ sinh trường học
Kính gửi: Các đồng chí cán bộ và học sinh toàn trường
Để góp phần giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, thiết thực Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Nhà trường hướng tổ chức kiểm tra công tác vệ sinh trường học từ ngày 15/11 tới ngày 18/11 ở các khu vực sau:
– Kiểm tra vệ sinh ở tất cả các khu vực lớp học, phòng thí nghiệm, thư viện, sân thể thao, nhà vệ sinh, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp thực hiện có kế hoạch vệ sinh học đường trong toàn trường.
Thành phần ban kiểm tra của trường:
– Cô Lê Thị Xoan, Phó Hiệu trưởng của trường
– Thầy Phạm Xuân Thành Bí thư Đoàn THCS
– Các thầy cô chủ nhiệm lớp trưởng, chi đội trưởng và chi đội trưởng các lớp: Ủy viên
Đề nghị Ban kiểm tra của trường sắp xếp kế hoạch và tiến hành công việc đạt kết quả.
Hiệu trưởng
Lê Xuân Vinh
Nơi nhận
– Như trên
– Lưu văn phòng
Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 150 SGK ngữ văn 8 tập 2)
Hãy nêu một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài xã hội mà em cho là cần viết văn bản thông báo (không lặp lại tình huống đã học trong sách giáo khoa).
Trả lời:
Những tình huống trong nhà trường và ngoài xã hội cần viết văn bản thông báo:
– Thông báo nghỉ Tết
– Thông báo di chuyển dân cư giải phóng mặt bằng
– Thông báo cắt điện giờ cao điểm
– Thông báo tổ chức hội thảo khoa học
– Thông báo tuyển dụng
Giải câu 4 – Luyện tập (Trang 150 SGK ngữ văn 8 tập 2)
Hãy chọn một trong các tình huống cụ thể vừa nêu và viết văn bản thông báo.
Trả lời:
Thông báo việc nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Trường THCS Bình Minh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG BÁO
Về việc nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán 2017
Để tạo điều kiện cho Cán bộ Nhân viên và học sinh trong toàn trường sắp xếp kế hoạch làm việc, học tập, Trường thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch và Nguyên Đán 2017 được thực hiện như sau:
1. Đối với học sinh:
Được nghỉ Tết Nguyên Đán từ ngày 16/01/2017 đến hết 12/02/2017 (nhằm 19 tháng Chạp năm Bính Thân đến hết ngày 16 tháng Giêng năm Đinh Dậu). Kế hoạch học tập sau khi nghỉ Tết bắt đầu từ ngày 13/02/2017 ( nhằm ngày 17 tháng Giêng năm Đinh Dậu theo thông báo số 171/ TB- HBU ban hành ngày 2/11/2016)
2. Đối với cán bộ giáo viên:
a) Tết Dương lịch: Được nghỉ 02 ngày từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 1/2/2017.
b) Tết Âm lịch: Được nghỉ 07 ngày từ ngày 26/01/2017 đến hết ngày 1/2/2017 ( nhằm ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thân đến hết 05 tháng Giêng năm Đinh Dậu.
3. Các đơn vị, cá nhân trước khi nghỉ Tết cần chú ý:
– Hoàn thành các nhiệm vụ, kế hoạch nhà trường đã thông báo.
– Tổ chức vệ sinh phòng làm việc, khu giảng đường, phòng thí nghiệm, kiểm tra và ngắt các thiết bị chiếu sáng, máy móc, thiết bị văn phòng và thwucj hiện niêm phong tủ cá nhân, tủ tài liệu, cửa ra vào phòng làm việc của đơn vị.
– Treo cờ Tổ quốc trong thời gian nghỉ Tết tại các cơ sở của Trường.
4. Đối với đơn vị bảo vệ tại các cơ sở:
– Thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt trong ngày lễ, không tụ tập, gây ồn ào, mất trật tự, đảm bảo vệ sinh, an toàn và mỹ quan tại các cơ sở chủ Trương.
Căn cứ kế hoạch trên, đề nghị các đơn vị trong toàn trường theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện thông báo.
Nơi nhận
– Các đơn vị
– Lưu: TCHC
TL. Hiệu trưởng
Trưởng phòng TCHC
Nguyễn Xuân Minh
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện tập làm văn bản thông báo
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT
Câu 1. Hãy cho biết tình huống nào cần làm văn bản thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai.
Trả lời:
Những trường hợp cần phải làm văn bản thông báo:
– Khi có một kế hoạch cần triển khai.
– Khi có một sự kiện, sự việc cần thông báo rộng rãi…
Câu 2. Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo.
a) Nội dung thông báo thường là gì?
b) Văn bản thông báo có những mục gì?
Trả lời:
Nội dung và thể thức của một thông báo:
Văn bản thông báo phải theo đúng thể thức hành chính: có quốc hiệu, tên văn bản, ngày tháng, người thông báo và chức vụ, người nhận… Nếu văn bản thông báo do một cơ quan có thẩm quyền gửi đi thì trên thông báo đó còn phải ghi rõ tên cơ quan, số công văn, chữ ký của thủ trưởng cơ quan và đóng dấu thì văn bản đó một có hiệu lực.
Câu 3. Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm nào giống nhau, những điểm nào khác nhau?
Trả lời:
Văn bản thông báo và văn bản tường trình :
– Giống nhau: đều là những văn bản thuộc loại hành chính; đều có nơi gửi (hoặc người gửi) và nơi nhận (hoặc người nhận).
– Khác nhau:
+ Văn bản thông báo là nhằm truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức báo cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.
+ Văn bản tường trình là nhằm để trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét. Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc. Người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
III. Soạn phần luyện tập bài Luyện tập làm văn bản thông báo trang 149 – 150 SGK ngữ văn 8 tập 2
Bài 1. Lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp sau:
a) Để cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường nắm được kế hoạch tổ chức Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19 – 5, Hiệu trưởng cần viết và chuyển đến toàn trường bản:
– Tường trình
– Thông báo
– Đề nghị
– Báo cáo
b) Hằng tháng, Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh Nhà trường cần biết tình hình hoạt động của các chi đội.
Các chi đội cần viết và gửi lên Ban chỉ huy liên đội văn bản:
– Đề nghị
– Thông báo
– Tường trình
– Báo cáo
c) Trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng, mở rộng tuyến đường giao thông, để bà con nông dân có đất đai, hoa màu trên diện tích đó biết được chủ trương trên, Ban quản lí dự án công trình cần viết:
– Đề nghị
– Thông báo
– Tường trình
– Báo cáo
Trả lời:
Những loại văn bản thích hợp:
a) Văn bản thông báo.
b) Văn bản báo cáo.
c) Văn bản thông báo.
Bài 2. Chỉ ra những chỗ sai trong văn bản thông báo sau đây và chữa lại cho đúng.
PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN PHÚ NHUẬN
TRƯỜNG THCS PHÚ PHONG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–
THÔNG BÁO KẾ HOẠCH KIỂM
TRA CÔNG TÁC VỆ SINH HỌC ĐƯỜNG
Ngày 15 tháng 11 năm 2004.
Kính gửi các đồng chí cán bộ và học sinh toàn trường.
Để góp phần giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, thiết thực chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, Nhà trường hướng dẫn mục đích, yêu cầu và nội dung kiểm tra công tác vệ sinh học đường như sau:
(1) Mục đích và yêu cầu: Kiểm tra vệ sinh ở tất cả các khu vực lớp học, phòng thí nghiệm, thư viện, sân thể thao, nhà vệ sinh; trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp thực hiện có kết quả kế hoạch vệ sinh học đường trong toàn trường.
(2) Thành phần tham gia Ban kiểm tra của trường:
– Cô Lê Thị Xoan, Phó Hiệu trưởng: Trưởng ban.
– Thầy Phạm Xuân Thành, Bí thư đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Phó ban.
– Các thầy cô chủ nhiệm, lớp trưởng và chi đội trưởng các lớp: Uỷ viên.
Đề nghị Ban kiểm tra của trường sắp xếp kế hoạch và tiến hành công việc đạt hiệu quả.
Hiệu trưởng
Lê Xuân Vinh
Trả lời:
Chỗ sai trong văn bản thông báo
– Nội dung của văn bản chưa phù hợp với tên của văn bản.
+ Tên thông báo: kế hoạch kiểm tra
+ Nội dung thông báo: chưa rõ kế hoạch (từ ngày nào đến ngày nào, tháng nào) mà mới chỉ là yêu cầu lập kế hoạch.
– Đối tượng tiếp nhận thông báo không nhất quán. Phần đầu thông báo đề: “Kính gửi các cán bộ và học sinh toàn trường” nhưng đến cuối thông báo lại chỉ “Đề nghị Ban kiểm tra của trường sắp xếp kế hoạch…”.
– Còn thiếu nơi nhận ghi ở phía góc trái, cuối văn bản.
Để sửa văn bản này, cần viết lại nội dung, sửa lại đối tượng tiếp nhận và ghi thêm nơi nhận ở phía góc trái, cuối văn bản.
Bài 3. Hãy nêu một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài xã hội mà em cho là cần viết văn bản thông báo (không lặp lại tình huống đã học trong sách giáo khoa).
Trả lời:
Một số tình huống thường gặp trong nhà trường và ngoài xã hội cần phải viết thông báo:
– Ban chỉ huy liên đội thông báo kế hoạch tổng vệ sinh lớp học.
– Tổ trưởng dân phố thông báo họp tổ dân phố.
– Ban Giám hiệu thông báo ngày giờ thi học kì
– Uỷ ban phòng chống dịch tễ thông báo tiêm phòng dịch cho gia cầm…
(HTTPS://BAIVIET.ORG)