Soạn bài – Kiểm tra phần văn

Soạn bài Kiểm tra phần văn trang 137 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Kiểm tra phần văn, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất theo sách giáo khoa.

Hướng dẫn soạn bài – Kiểm tra phần văn

Giải câu 1 – (Trang 137 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Chọn chép lại một bài ca dao đã học hoặc đã sưu tầm được mà em thích. Phân tích tình cảm được diễn tả và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao đó.

Trả lời:

VĂN BẢN

CA DAO, DÂN CA(*)

NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

1. Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

2. Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

3. Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

4. Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Nội dung tình cảm mà bài ca dao muốn diễn tả:

– Có lẽ đây là bài ca dao đã gảy đúng sợi dây tình cảm thiêng liêng nhất, tha thiết nhất trong trái tim mỗi người, tình cảm đối với cha mẹ.

– Nội dung của bài ca dao là lời nhắc nhở con cái về công lao trời biển của cha mẹ. Là sự nhắn nhủ bổn phận và trách nhiệm làm con không bao giờ được quên công lao ấy.

Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao:

– Dùng biện pháp nghệ thuật so sánh ví von.

– Công cha được so sánh với núi “ngất trời”. Nghĩa mẹ được so sánh với nước “biển Đông”. Đây là lối ví von quen thuộc ta thường gặp trong ca dao.

+ Núi và biển là những cái to lớn, mênh mông cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên được đưa ra làm đối tượng để so sánh. Điều đó muốn nói rằng công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn không thể nào kể hết được.

+ Cha uy nghiêm, vững chãi được so sánh với núi. Mẹ dịu dàng, bao dung được so sánh với biển. Cách so sánh đầy thú vị phù hợp với tính cách của mỗi người.

– Biện pháp đối xứng: làm khắc sâu thêm ấn tượng công cha đối xứng với nghĩa mẹ, núi đối xứng với biển.

– Từ “công” là nghĩa trừu tượng, tác giả đã cụ thể hóa thành “cù lao chín chữ” để bất kì ai cũng có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng.

– Thể thơ lục bát mền mại và sự ngọt ngào của điệu hát ru đã làm cho bài ca dao giống như lời thủ thỉ tâm tình sâu lắng: Mẹ ru cái lẽ ở đời Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.

Giải câu 2 – (Trang 137 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Chọn chép lại một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam mà em thích và nêu lên những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.

Trả lời:

SÔNG NÚI NƯỚC NAM

(Nam quốc sơn hà (*))

Phiên âm

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch nghĩa

Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Giới phận đó đã được định rõ ràng ở sách trời
Cớ sao mà kẻ thù lại dám đến xâm phạm
Chúng mày sẽ xem sự thất bại (mà chúng mày) phải nhận lấy.

Dịch thơ

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ

(Theo Lê Thước – Nam Trân dịch, trong thơ văn Lí Trần, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977)

Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau cái tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết ấy là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.

Giải câu 3 – (Trang 137 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Chọn chép lại hai câu thơ Đường đã học (nếu có thể, cả phần phiên âm chữ Hán) và giải thích lí do vì sao em thích hai câu thơ đó.

Trả lời:

Bài thơ:

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Phiên âm:

Cử đầu vọng minh nguyệt
Đè đầu tư cố hương. (Lý Bạch)

Dịch thơ:

Ngẩng đầu nhìn trăng sảng
Cúi đầu nhớ cố hương.

Toàn bộ bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh, nhưng ở hai câu cuối thể hiện điều đó rõ nhất. Nội tâm của người ngắm cảnh được biểu hiện qua hai hành động đối lập ngẩng đầu và cúi đầu. Ngẩng đầu vầng trăng vằng vặc bao la mênh mông, ở trên cao, một mình trăng giữa cả một bầu trời quá rộng, trăng cô đơn lẻ loi. Dưới mặt đất đêm mênh mông chỉ mình người lữ thứ đang thức ngắm nhìn trăng. Trăng và người cùng cảnh ngộ, cùng tâm sự nỗi niềm nhưng trăng trên cao, người dưới thấp đối diện nhưng không chia sẻ được nỗi lòng, không chia sẻ được tâm sự đầy vơi.

Hành động cúi đầu như là một hệ quả tất yếu. Người lữ thứ nhớ về những người thân yêu ở quê nhà, nhớ mảnh đất quê hương gắn bó mà giờ mình đang phải xa cách nghìn trùng. Và cũng có thể nhớ về một đêm trăng tương tự như thế được ở bên bạn bè để vừa làm thơ, uống rượu và ngắm trăng.

Trong đời người chắc chắn ai cũng sẽ có một lần xa quê, nhưng có ngắm vầng trăng sáng nơi đất khách quê người thì mới thấu hiểu tâm trạng người lữ thứ. Vào mỗi lần nhìn vầng trăng sáng, bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch lại trào dâng trong tâm hồn để rồi đến lượt mình ta lại: Đề đầu tư cố hương như thi Tiên hàng nghìn năm trước.

Giải câu 4 – (Trang 137 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Chép lại hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả. Qua hình ảnh trăng, em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn của Bác?

Trả lời:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền.

Tuy hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được Bác cảm nhận bằng một vẻ riêng.

Trăng trong Cảnh khuya là ánh trăng đã được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi “hoa” (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng.

Trong khi đó, trăng trong “Rằm tháng riêng” là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.

Giải câu 5 – (Trang 137 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Em cảm nhận được gì về tình cảm quê hương đất nước của tác giả qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi?

Trả lời:

– Tác giả tuy ở xa nhưng vẫn còn nhớ về những phong tục, thời tiết… của mùa xuân nơi đất Bắc

=> yêu quê hương tha thiết và muốn trở lại quê hương

– miêu tả chi tiết cảnh vật quê hương

=> hình ảnh quê khắc sâu trong tâm trí

– nhớ rõ phong tục tốt đẹp

=> quan sát tỉ mỉ, chi tiết

Sự cảm nhận tinh tế trong từng chi tiết miêu tả ngoại cảnh cho thấy tác giả ko chỉ là ngươi am hiểu thiên nhiên mà còn rất yêu thiên nhiên, biết trân trọng cuộc sống và tận hưởng những vẻ đẹp cuộc sống đơi thường rất đỗi than thương của miền Bắc.

Khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cuộc sống tinh hồn tinh tế nhạy cảm của một cây bút tài hoa truyền cho chúng ta.

Giải câu 6 – (Trang 137 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Chọn chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm được. Nêu lên ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm mà những câu tục ngữ ấy thể hiện. Có thể chọn hai câu có nội dung liên quan với nhau để cùng phân tích.

Trả lời:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

– Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.

– Giá trị của kinh nghiệm của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.

– Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.

“Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”

– Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa

– Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

– Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.

Giải câu 7 – (Trang 137 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Nêu lên luận điểm trong các văn bản nghị luận ở Bài 20, 21, 23.

Trả lời:

Bài 20: Bài văn này nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

– Luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

Bài 21:

– Phần 1 (từ đầu đến “qua các thời kì lịch sử”): Khẳng định tiếng Việt là thứ tiếng hay và đẹp, là niềm tự hào của người Việt Nam.

– Phần 2 (đoạn còn lại): Những minh chứng chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Bài 23: Luận điểm chính: “ Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”

– Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ qua các phương diện:

+ Bữa ăn hằng ngày

+ Nhà ở

+ Việc làm

+ Lời nói, bài viết

Giải câu 8 – (Trang 137 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Dùng một vài dẫn chứng trong các tác phẩm đã học ở Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 để chứng minh ý kiến sau đây của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.

Trả lời:

Văn chương là 1 vẻ đẹp, một sự tươi sáng và là phép màu của tự nhiên ban tặng cho cuộc sống của chúng ta. Văn chương đem lại cho bạn đọc nhung cảm xúc mới lạ như: lòng biết ơn, sự đồng cảm, đức tính hi sinh cao cả,… ngoài việc cho ta những tình cảm mới, văn chương còn luyện cho ta những tinh cảm ta sẵn có. Khi đọc văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” chắc hẳn ai cũng sẽ đồng cảm xót xa cho 2 anh em Thành và Thủy khi bị xa nhau vì cuộc hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ. Hoặc Khi đọc một mẩu truyện vui nào đó thì mọi người cũng sẽ có những phút giây thư giãn đầy bổ ích vì những tiếng cười và niềm vui mà trong truyện mang lại. Vậy chẳng phải những tác phẩm, những mẩu truyện là văn chương đã gây cho ta những tình cảm ta không có sao? Rồi cũng chính cái phép màu mang tên văn chương ấy cũng đã tôi luyện, vun đắp những tình cảm mà ta sẵn có. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”, từ gây ở đây còn chỉ sự tiêu cực. Nếu chúng ta đọc những sách báo không phù hợp với lứa tuổi thì nó sẽ làm cho con người sa lầy vào những điều không tốt và phai mờ giá trị thật sự tốt đẹp của văn chương. Vì vậy chúng ta phải góp phần vào việc xây dựng hình ảnh văn chương ngày một tốt đẹp hơn.

Giải câu 9 – (Trang 137 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật ấy trong truyện Sống chết mặc bay và tác dụng của nó.

Trả lời:

Tương phản là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng khá phổ biến trong sáng tác văn chương. Nó được thể hiện bằng việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính chất trái ngược nhau. Từ đó mà làm nổi bật lên một ý tưởng hoặc toàn bộ nội dung tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Trong những truyện ngắn hay của nền văn học Việt Nam những năm đầu tiên thế kỷ thì có thể nói truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là một sự vận dụng sáng tạo và sắc sảo thủ pháp nghệ thuật nêu trên.

Sống chết mặc bay là một bức tranh, tương phản giữa một bên là cảnh tượng nhân dân đang phải vật lộn vất vả, căng thẳng trước nguy cơ vỡ đê. Bên kia là cánh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đang lao vào một cuộc đánh tổ tôm, trong khi đáng lý ra họ phải là những ông quan phụ mẫu đứng mũi chịu sào. Câu chuyện bắt đầu vào lúc quá nửa đêm, khi ấy trời vẫn mưa tầm tã, nước sông dâng lên cao, khúc đê xem chừng núng thế không khéo thì vỡ mất. Ở trên đê, “dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn”. Cảnh hộ đê nhốn nháo và căng thẳng: “Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi”. Vậy mà mưa cứ đổ, nước vẫn cứ cuồn cuộn bốc lên. Sức người dường như đã tỏ ra bất lực trước thiên nhiên.

Trong lúc “lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to gió lớn” thì các ngài quan phụ mẫu hộ đê thưa rằng “đang ở trong đình kia…”, đình ấy cũng ở trên đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì. Phải chăng các ngài đang ngồi bàn kế sách. Không đâu, được thế thì mang cho dân quá. “Trên sập… có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi”. Thế nhưng không phải ngài đang chỉ đạo mà là ngài đang… đóng cái bàn tổ tôm. Ở cái chiếu bạc ấy, thêm nữa còn có đủ mặt các ông tai to mặt lớn: thầy đề, đội nhất, thông nhì, lại thêm quan chánh tổng sở tại cũng ngồi hầu bài nữa. Các vị “phụ mẫu” đều ngồi hết cả ở đây, thế thì ở ngoài kia lũ con cháu cứ tha hồ mà kêu mà khóc.

Chiếu bạc vững yên và nghiêm trang lắm. Ngoài đánh tổ tôm, các ngài còn hút sách ăn uống, hầu hạ và vân vân còn bao nhiêu thứ nữa. Trong khi đó ngoài kia mưa gió cứ ầm ầm, dân phu thì rối rít.

Phạm Duy Tốn hành văn rất tự nhiên. Ông cứ tả, vừa tả vừa chêm xen hai cảnh cứ như là những lời nhắc nhở rất nhỏ thôi. Ấy vậy mà, người đọc cứ thấy rạo rực cứ run lên vì lo cho tính mệnh của bao người đang ôm lấy thân đê và cũng vì thế mà càng căm ghét lũ quan tham vô trách nhiệm.

Thủ pháp nghệ thuật tương phản tiếp tục được phát huy và được tác giả đẩy lên đến cao trào khi con đê đã núng ào ào tan vỡ. Có người khẽ nói “Bẩm có khi đê vỡ!”. Thế nhưng”ngài cau mặt gắt rằng: mặc kệ!”. Quan đang cao hứng vì thế mà bọn quan chức hầu bài cũng cứ nín nhịn ngồi yên. Lát sau lại có người xồng xộc chạy vào “Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!”. Thế nhưng, tiếp theo vẫn là những lời quát mắng kèm theo một khuôn mặt cáu bẳn tức giận đỏ đến tía tai. Những dòng văn của tác giả,thật tài tình. Càng về cuối truyện mạch văn càng ngắn, càng nhanh, càng lo lắng và công lại càng vững chãi. Dân cứ thét cứ kêu, cứ lênh đênh trên mặt nước. Còn vị quan phụ mẫu thì đúng lúc con đê kia vỡ lại là lúc được mùa. Quan ù và ù to chưa từng thấy.

Bằng lời văn tả thực nhưng cũng vô cùng sinh động, bằng sự khéo léo trong việc đan xen kết hợp hai thủ pháp tăng cấp và tương phản, truyện ngắn đã lên án gay gắt thái độ vô trách nhiệm của bọn quan tham. Đồng thời, sống chết mặc bay cũng bày tỏ niềm cảm thương da diết trước nỗi đau của con người. Nhờ sự thành công ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, Sống chết mặc bay xứng đáng là truyện có chất lượng đầu tiên của nền văn học hiện đại Việt Nam.

Giải câu 10 – (Trang 137 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Giải thích ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

Trả lời:

Khi còn ờ bên Pháp, Bác của chúng ta viết nhiều truyện ngắn. Trong đó có chuyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”. Nội dung tư tưởng của câu chuyện chủ yếu được thể hiện qua câu trò chuyện giữa tên Toàn quyền Đông Dương và nhà cách mạng. Và đặc biệt trong cuộc trò chuyện đầy miễn cưỡng này, sự im lặng của Phan Bội Châu đã làm cho nội dung tác phẩm mang ý nghĩa sâu sắc nhiều hơn.

Va-ren là người Pháp, hắn được Chính phủ cử sang làm Toàn quyền ở xứ Đông Dương. Để lấy lòng quần chúng và để yên vị với chức vụ mới của mình, Va-ren hứa sẽ đem lại tự do cho nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Câu chuyện của Nguyễn Ái Quốc xoay quanh nội dung như thế. Và tất nhiên, nó chỉ là một câu chuyện bịa. Nhà văn tưởng tượng ra câu chuyện để lật tẩy bộ mặt của Va-ren và cũng là để ca ngợi nhân cách của một con người – nhà yêu nước họ Phan.

Cao trào của câu chuyện bắt đầu khi nhà văn để cho hai nhân vật chính diện với nhau. Tên toàn quyền thì cứ khua môi múa mép, hết sức “tỏ bày” mong thuyết phục được nhà cách mạng của chúng ta. Ngược lại Phan Bội Châu cứng rắn, lặng thinh và nếu có thể coi đó là một hành động phản ứng lại thì cũng chỉ là một nhếch ria mép mà thôi.

Sự im lặng của Phan Bội Châu là một sự im lặng đầy ý nghĩa. Bởi trước hết, biết nói gì đây khi cuộc trạm chán lại là giữa hai con người hoàn toàn đối ngược nhau về bản chất. Một con người đã phản bội lại giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ta khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình. Còn ở phía bên kia là “con người đã hy sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cưóp nước mình, sống xa lìa quê hương, luôn bị lũ này săn đuổi..”. Trong hoàn cảnh ấy, giả sử Phan Bội Châu có cất lên lời thì e sẽ có một cuộc cãi vã lớn xảy ra, và có khi còn kèm theo những lời nhại báng và văng tục. Trong hoàn cảnh ấy có lẽ im lặng là cách tốt nhất để không bị nhơ bẩn cái nhân cách của chính mình.

Cũng còn lý do khác khiến nhà chí sĩ yêu nước của chúng ta im lặng. Chúng ta hãy nghe lại những lời hùng biện của Va-ren: cũng thấy hắn nhắc đến tự do nhưng đó lại là một cuộc tự do “đổi chác”, Phan Bội Châu muốn được tự do ư? Điều ấy không khó. Thế nhưng muốn được như vậy “ông lấy danh dự hứa với tôi là sẽ trung thành với nước Pháp, hãy cộng tác, hãy hợp lực với nước Pháp để tiến hành ở Đông Dương một sự nghiệp khai hóa và công lý”. Ôi! một người có thể hy sinh cả cuộc đời để mong những điều tốt đẹp cho xứ sở Đông Dương mà lại bắt tay với ke thù xâm lược hay sao? Điều ấy rõ ràng là không thể.

Như vậy sự im lặng của Phan Bội Châu thực sự đã và đang là câu trả lời kiên quyết nhất. Nó phủ định tất cả những lời ngoa ngôn xảo quyệt của Va-ren. Nó là lời đáp trả thông minh vươn hơn hẳn về nhân cách của một con người ngang tàng đầy khí phách. Cách ứng xử ấy cũng cho ta thấy lòng yêu nước thủy chung son sắt của một con người trọn đời gắn bó với đất nước, quê hương.

Giải câu 11 – (Trang 137 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Qua trích đoạn Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, em hiểu thế nào về thành ngữ “Oan Thị Kính”?

Trả lời:

Thành ngữ là hiện tượng vô cùng độc đáo của tiếng Việt. Tuy ít chữ nhưng dưới cái vô hình thức ấy chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa, thâm tuý. Từ lâu, trong dân gian đã lưu truyền câu thành ngữ “Oan Thị Kính” để nói về những nỗi oan ức cùng cực và không thể giãi bày. Cuộc đời Thị Kính là sự chồng chất của những nổi oan. Tiếng xấu hại chồng là nỗi oan đầu tiên, cũng là khởi đầu của cuộc đời đầy oan nghiệt.

Thiện Sỹ là chồng của Thị Kính. Một lần đọc sách mệt, chàng ngủ thiếp đi từ lúc nào. Thấy trên cằm chàng có sợi râu mọc ngược, nghĩ là điềm gở. Nhân lúc chồng đang ngủ, Thị Kính dùng dao cắt sợi râu đó đi. Giật mình thức giấc, chẳng hiểu thực hư ra sao, chàng lu loa rằng vợ dùng dao định giết mình. Thế là nàng mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Nỗi oan này, nàng không sao giãi bày được. Oan ức, đau khổ quá, nàng cắt tóc giả trai đi tu. Những tưởng nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Với vai chú tiểu, Thị Kính đã làm say lòng Thị Mầu lẳng lơ. Bao lần tán tỉnh, nhưng Thị Mầu không sao làm siêu lòng “chú tiểu”. Bỗng nhiên, Thị Mầu bụng mang dạ chửa, vu vạ cho “chú tiểu” ăn nằm với chị. Một lần nữa, Thị Kính mang tội, bị đuổi ra khỏi chùa. Suốt mấy năm ròng, Thị Kính bồng bế đứa con Thị Mầu đi xin từng giọt sữa và chịu bao tai tiếng nhục nhã. Cho đến khi nàng chết, sự thật mới sáng rõ. Dẫu rằng, nàng được về cõi Niết bàn, nhưng nỗi oan của nàng là một cái gì đó quá nặng nề với người đời.

“Oan Thị Kính” là thành ngữ được dùng để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không giãy bày được.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Kiểm tra phần văn

Câu 1. Chọn chép lại một bài ca dao đã học hoặc đã sưu tầm được mà em thích. Phân tích tình cảm được diễn tả và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao đó.

Trả lời:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ru

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

– Hai đòng thơ đầu dùng nghệ thuật so sánh để ví “công cha nghĩa mẹ”, vốn là hai khái niệm khá trừu tượng thành cụ thể.

+ Nói đến hình ảnh “núi Thái Sơn” là nói tới ngọn núi:

To lớn, hùng vĩ. Nơi các vua chúa thường lên đây để cầu mong mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình nên nó rất linh thiêng

+ Hình ảnh “nước trong nguồn” là:

Nơi khuất kín ít ai biết tới. Nơi cội nguồn để có suối, có sông, cổ biển cả. Sự chắt chiu từng giọt trong lành không bao giờ vơi cạn.

+ Cả hai hình ảnh này đã gợi rất sâu “công cha nghĩa mẹ” đối với người con.

– Hai dòng sau là lời khuyên nhủ ân cần mà tha thiết. Nó nêu lên một thứ tình cảm mà con người phải quí trọng: “Trong trăm thứ đạo, đạo hiếu làm đầu”. Dù có đi theo tôn giáo nào đi nữa thì cái đạo lớn nhất, tôn giáo lớn nhất là “thờ mẹ kính cha”.

Câu 2. Chọn chép lại một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam mà em thích và nêu lên những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.

Trả lời:

Chẳng hạn bài: BÁNH TRÔI NƯỚC (Hồ Xuân Hương)

Thân em thì trắng phận em tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

– Nội dung của bài thơ nó tồn tại song song ý nghĩa kép: vừa miêu tả chính xác cái bánh trôi nước lại vừa chuyển cái nghĩa ấy một cách kín đáo để nói về thân phận cá nhân của một người phụ nữ xưng “Em”

+ Trắng và tròn là màu và hình ảnh của bánh trôi nước. Nhưng thân và phận gắn với hai đặc tính này lại cho ta thấy nhân vật “Em” tự đánh giá mình một cách kiêu hãnh phẩm chất trắng trong, hoàn mĩ (vuông, tròn) của mình.

+ Ấy vậy mà nghịch cảnh: “Bảy nổi ba chìm”, nay đây mai đó, phiêu dạt không yên chỗ trong gia thất.

+ Lí do của thân phận như vậy là bởi những con người không biết tôn trọng phẩm giá của phụ nữ gây nên. Chiếc bánh trôi nước được rắn hay nát trong nổi chìm của nồi nước sôi là phụ thuộc lay của kẻ nặn ra nó. Còn nhân vật “Em” dù cho thân phận bị đời minh hắt minh phải long đong thì vẫn giữ được tấm lòng chung thùy son sắt.

+ Biết rằng đời bị vùi dập, hắt hủi nhưng tự khẳng định bản chất tốt đẹp và thủy chung với chính bản chất ấy là điều rất đáng quý ở bài thơ này.

– Thân trắng, phận tròn, tấm lòng son dù cho bảy nổi ba chìm. Mặc dầu kẻ nặn ra bánh làm rắn hay nát bánh nhưng mà nhân vật “Em” vẫn giữ tấm lòng son sắt trước hết là với bản chất của mình.

Tác giả đã dùng màu sắc, thành ngữ, dùng cấu trúc câu đối lập rất độc đáo để chuyển mọi chi tiết hình tượng chiếc bánh trôi nước thành hình tượng một người phụ nữ dễ thương, tội nghiệp và đáng kính trọng.

Câu 3. Chọn chép lại hai câu thơ Đường đã học (nếu có thể, cả phần phiên âm chữ Hán) và giải thích lí do vì sao em thích hai câu thơ đó.

Trả lời:

ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở PHONG KIỀU (SGK, trang 112, Tập 1)

Nguyệt lạc, ô đề, mãn thiên

Giang phong ngư hỏa đổi sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

– Hai dòng thơ đầu cho ta hình dung một không gian, trống trải cô lạnh ở bầu trời và dưới bờ bài sông nước. Cảnh im phăng phắc không một bóng người.

+ Câu đầu cho ta hình dung mảnh trăng ở cuối trời xa đã thấp phía chân trời. Trong cái chợt thức của con quạ, nó nhìn trăng tà đã rụng xuống. Nó đâu biết rằng thời gian từ lúc nó ngủ đốn lúc này là một khoảng khá dài.

Vì quá sợ cái điều đột ngột này (đột ngột ở con quạ, chứ không phải đột ngột với chúng ta!) mà quạ đã kêu lên trong sự im lìm của muôn vật lặng tờ dưới ánh trăng suông. Hình như bất ngờ trước sự đánh thức của tiếng quạ, những giọt sương bị đánh thức. Chúng đồng loạt rơi lừ nhành sương, nơi quạ đứng. Cũng có thể hiểu, quạ kêu sương khói tới đầy trời.

+ Câu thứ hai cho ta hình dung đông lửa của người chài lưới bên sông đã lụi tàn. Lâu lâu những chiếc lá phong khô rơi vào nó lại bùng lên soi rõ một người khách đang ngủ mệt mà môi sầu xa xứ vẫn cứ vấn vương trong mộng.

+ Cả hai câu chỉ có không gian nhưng nó cho ta hình dung được thời gian lúc này là còn rất sớm, còn quá sớm.

– Hai dòng sau muốn nhấn mạnh tiếng chuông chùa Hàn Sơn. Dù nó ở ngoài thành Cô Tô nhưng chắc hẳn là nới rất xa với nơi thuyền khách ngủ. Tiếng chuông ấy đã đông vào lúc nửa đêm đã đánh thức khách dậy trong một tâm trạng man mác, trong một đêm xa quê thao thức đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.

Câu 4. Chép lại hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả. Qua hình ảnh trăng, em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn của Bác?

Trả lời:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền.

– Câu đầu không gian hẹp hơn. Nó gợi một nơi yên tĩnh giữa núi rừng. Trăng lồng vào trong lá cành của cây cổ thụ khiến cho vòm lá nơi tối nơi sáng, lóng lánh đan xen trăng và lá. Bóng trăng qua tầng cao của cổ thụ, tiếp tục lồng với hoa ở dưới thấp. Trăng đã hòa nhập, đã trở nên linh hồn cho tạo vật, nó lung linh kì ảo và kết hợp hoa lá xôn xao sự sông.

– Câu sau phảng phất thơ Đường. Câu thơ Trương Kế “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” gợi cảm giác rất buồn, rất lẻ loi thì câu thơ của Bác chủ động hơn. “Bác và các đồng chí của mình sau khi bàn việc quân giữa chốn thần tiên nơi khói sóng quây tụ trên sông đã “qui lai” (quay về). Con thuyền chở người đã trở thành con thuyền chở trăng.

Câu thơ nói về tâm hồn lạc quan phơi phới. Sau khi việc nước đã bàn, Bác tự cho phép hồn mình đắm đuôi với trăng rằm tháng giêng trên sông nước.

Câu 5. Em cảm nhận được gì về tình cảm quê hương đất nước của tác giả qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi?

Trả lời:

Qua việc hồi tưởng lại cảnh mùa xuân trên đất Bắc. Vũ Bằng đã bộc lộ một tình cảm gắn bó nhớ nhung da diết với gia đình, với quê hương. Đó là nỗi nhớ những cảnh sắc thiên nhiên, phố xá cuộc sống những ngày xuân ở Hà Nội. Những cảnh vật, lễ nghi ấy mang vẻ đẹp rất riêng, rất tinh tế. Nó là bản sắc văn hóa dân tộc từ vùng đất của người Tràng An Hà Nội nhưng đồng thời cũng là của chung đất nước quê hương ở mọi miền khác. Phải yêu thương quê hương bản sắc văn hóa dân tộc sâu xa mới có những cảm xúc nhạy bén về mùa xuân như vậy!.

Câu 6: Chọn chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm được. Nêu lên ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm mà những câu tục ngữ ấy thể hiện. Có thể chọn hai câu có nội dung liên quan với nhau để cùng phân tích.

Trả lời:

Có thể chọn hai câu:

– Chị ngã em nâng.

– Không thầy đố mày làm nên.

Cả hai đều diễn đạt thật giản dị. Nó như cách nói hằng ngày (khẩu ngữ)

– Thử đảo lại câu đầu:

+ Em ngã chị nâng thì nó quá hiển nhiên. Xưa nay trách nhiệm của các thành viên trong gia đình Việt Nam thường được nhìn nhận theo kiểu “nước mắt chảy xuôi”. Người chị dĩ nhiên phải nâng phải đỡ em khi em ngã.

+ Câu tục ngữ muốn nói sâu hơn quan hệ chị em trong một mái nhà. Em quan tâm tới chị. Dĩ nhiên ngã ở đây là muôn nói lới sự thất bại, những lỗi lầm, thậm chí sự sa ngã. Chính lúc ấy “em” gái là người hiểu chị nhất, phải săn sóc hằng tinh thần nhiều nhất cho chị. Từ “nâng ” biểu hiện sự yêu thương đùm bọc đó. Tuy nhiên câu này có ý nghĩa rộng hơn. Giúp đỡ những người bất hạnh.

– Câu sau đã nói điều hiển nhiên. Trong nghĩa khẳng định thì: “Nhờ có thầy mà con người ta mời có sự nghiệp”. Nếu hiểu thầy theo nghĩa rộng hơn (thầy dạy nghề, thầy dạy văn hóa chẳng hạn) thì câu trên luôn đúng.

Cái sâu xa của câu lục ngữ này là lời nghiêm khắc cảnh cáo một cô cậu học trò nào đó “Áo mặc chưa qua khỏi đầu” mà đà hiểu hiện những sự khinh nhờn, thiếu tôn trọng thầy. Đây là sự cảnh báo về nhân cách học sinh của bậc làm cha chú. Như vậy, muôn là học trò thì trước hết phải có nhân cách, phải biết yêu kính thầy. Từ đây mà ngầm nói với ta rằng: Làm thầy trước hốt là phải có nhân cách. Học trò trước hốt nhìn vào nhân cách của thầy. Sau đó, chúng mới nhìn vào kiến thức của thầy.

Câu 7: Nêu lên luận điểm trong các văn bản nghị luận ở Bài 20, 21, 23.

Trả lời:

Luận điểm trong các bài :

Bài 20 (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ) :

– Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

– Tinh thần yêu nước qua lịch sử và trong hiện tại.

– Nhiệm vụ phát huy tinh thần ấy.

Bài 21 (Sự giàu đẹp của tiếng Việt) :

Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, đầy sức sống.

Bài 23 (Đức tính giản dị của Bác Hồ) :

– Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng với cuộc sống thanh bạch của Bác.

– Sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, làm việc.

Câu 8: Dùng một vài dẫn chứng trong các tác phẩm đã học ở Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 để chứng minh ý kiến sau đây của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.

Trả lời:

“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”

– Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi): đọc văn bản này, ta như thấu hiểu hơn tình mẫu tử thiêng liêng, ta cảm xúc hơn với những hi sinh to lớn mà người mẹ dành cho con. Từ đó càng biết trân trọng, yêu quý mẹ.

– Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài): cho ta nhìn thấy một thế giới loài vật sống động, trải nghiệm với anh chành Dế Mèn kiêu căng, cho ta biết xót thương kẻ yếu, biết khinh bỏ tính cách khoe khoang, xốc nổi.

Câu 9: Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật ấy trong truyện Sống chết mặc bay và tác dụng của nó.

Trả lời:

– Nghệ thuật tương phản là đưa ra những chi tiết, hành động đối lập, tương phản nhằm làm nổi vấn đề, tư tưởng chính của tác phẩm.

– Tương phản trong Sống chết mặc bay : Một bên người dân vật lộn, chống chọi với mưa lũ căng thẳng, vất vả. Một bên quan hộ đê ngồi đánh bài nơi cao ráo, an toàn.

Câu 10: Giải thích ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

Trả lời:

Ý nghĩa sự im lặng của Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu: Đó là một biểu hiện của sự khinh bỉ, coi thường bậc cao. Đó cũng là thể hiện bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng.

Câu 11: Qua trích đoạn Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, em hiểu thế nào về thành ngữ “Oan Thị Kính”?

Trả lời:

Oan Thị Kính là thành ngữ nhân gian gợi những nỗi oan trái ở cuộc đời Thị Kính trong cả vở chèo Quan Âm Thị Kính. Đó là nỗi oan xâu chuỗi nhiều nỗi oan cho nên mỗi lúc một đau khổ, bi thảm, mỗi lúc một bế tắc cùng quẫn.

– Thị Kính có hai nồi oan lớn: Án giết chồng và án hoang thai. Có lẽ Thị Kính là nơi tập trung cho những oan khổ tột cùng của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. Vì thế, Oan Thị Kính là muôn nói những nỗi oan ghê gớm mà người lương thiện mắc phải.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status