Giải câu 2 – (Trang 137 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Giải câu hỏi 2 (Trang 137 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2) – Phần soạn bài Kiểm tra phần văn trang 137 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2.

Đề bài:

Câu 2: Chọn chép lại một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam mà em thích và nêu lên những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.

Trả lời:

Chẳng hạn bài: BÁNH TRÔI NƯỚC (Hồ Xuân Hương)

Thân em thì trắng phận em tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

– Nội dung của bài thơ nó tồn tại song song ý nghĩa kép: vừa miêu tả chính xác cái bánh trôi nước lại vừa chuyển cái nghĩa ấy một cách kín đáo để nói về thân phận cá nhân của một người phụ nữ xưng “Em”

+ Trắng và tròn là màu và hình ảnh của bánh trôi nước. Nhưng thân và phận gắn với hai đặc tính này lại cho ta thấy nhân vật “Em” tự đánh giá mình một cách kiêu hãnh phẩm chất trắng trong, hoàn mĩ (vuông, tròn) của mình.

+ Ấy vậy mà nghịch cảnh: “Bảy nổi ba chìm”, nay đây mai đó, phiêu dạt không yên chỗ trong gia thất.

+ Lí do của thân phận như vậy là bởi những con người không biết tôn trọng phẩm giá của phụ nữ gây nên. Chiếc bánh trôi nước được rắn hay nát trong nổi chìm của nồi nước sôi là phụ thuộc lay của kẻ nặn ra nó. Còn nhân vật “Em” dù cho thân phận bị đời minh hắt minh phải long đong thì vẫn giữ được tấm lòng chung thùy son sắt.

+ Biết rằng đời bị vùi dập, hắt hủi nhưng tự khẳng định bản chất tốt đẹp và thủy chung với chính bản chất ấy là điều rất đáng quý ở bài thơ này.

– Thân trắng, phận tròn, tấm lòng son dù cho bảy nổi ba chìm. Mặc dầu kẻ nặn ra bánh làm rắn hay nát bánh nhưng mà nhân vật “Em” vẫn giữ tấm lòng son sắt trước hết là với bản chất của mình.

Tác giả đã dùng màu sắc, thành ngữ, dùng cấu trúc câu đối lập rất độc đáo để chuyển mọi chi tiết hình tượng chiếc bánh trôi nước thành hình tượng một người phụ nữ dễ thương, tội nghiệp và đáng kính trọng.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status