X

Soạn bài – Đề kiểm tra ngữ văn cuối học kì I Lớp 6

Soạn bài Đề kiểm tra ngữ văn cuối học kì I Lớp 6 trang 160 – 162 SGK ngữ văn lớp 6 tập 1, Để học tốt hơn danh sách các bài tập  trong bài Đề kiểm tra ngữ văn cuối học kì I Lớp 6 sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Đề kiểm tra ngữ văn cuối học kì I Lớp 6

I. Trắc nghiệm

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất trong bốn câu trả lời sau mỗi câu hỏi.
Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Giải câu 1 Trắc nghiệm (Trang 160 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A – Biểu cảm
B – Tự sự
C – Miêu tả
D – Nghị luận

Trả lời:

A – Biểu cảm

Giải câu 2 Trắc nghiệm (Trang 160 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 2. Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy?

A – Ngôi thứ nhất
B – Ngôi thứ hai
C – Ngôi thứ ba
D – Ngôi thứ nhất số nhiều

Trả lời:

C – Ngôi thứ ba

Giải câu 3 Trắc nghiệm (Trang 160 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 3. Đoạn văn trên nhằm mục đích gì?

A – Tả cảnh sông nước
B – Kể người và việc
C – Nêu cảm nghĩ về lụt lội
D – Bàn về tác hại của lụt lội

Trả lời:

B – Kể người và việc

Giải câu 4 Trắc nghiệm Lớp 6 (Trang 161 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 4. Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào?

A – Theo thứ tự thời gian (trước, sau)
B – Theo kết quả trước, nguyên nhân sau
C – Theo vị trí trên núi trước, dưới nước sau
D – Không theo thứ tự nào

Trả lời:

A – Theo thứ tự thời gian (trước, sau)

Giải câu 5 Trắc nghiệm (Trang 161 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 5. Trong câu “Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi”. Có mấy cụm động từ?

A – Một cụm
B – Hai cụm
C – Ba cụm
D – Bốn cụm

Trả lời:

C – Ba cụm

Giải câu 6 Trắc nghiệm (Trang 161 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 6. Trong câu “Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.” có mấy cụm danh từ?

A – Một cụm
B – Hai cụm
C – Ba cụm
D – Bốn cụm

Trả lời:

B – Hai cụm

Giải câu 7 Trắc nghiệm (Trang 161 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 7. Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?

A – Một từ
B – Hai từ
C – Ba từ
D – Bốn từ

Trả lời:

C – Ba từ

Giải câu 8 Trắc nghiệm (Trang 161 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 8. Trong các từ sau đây, từ nào từ nào là từ mượn?

A – dông bão
B – Thủy Tinh
C – cuồn cuộn
D – biển

Trả lời:

B – Thủy Tinh

Giải câu 9 Trắc nghiệm (Trang 161 – 162 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 9. Nghĩa của từ lềnh bềnh được giải thích dưới đây theo cách nào?

lềnh bềnh: ở trạng thái nổi hẳn lên trên bề mặt và trôi nhẹ nhàng theo làn sóng, làn gió.

(Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, 2000)

A – Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
B – Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích
C – Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích
D – Cả ba trường hợp trên đều sai

Trả lời:

A – Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

II: Tự luận

Giải câu 1 Tự luận (Trang 162 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Câu 1. “Hãy đóng vai bà đỡ Trần trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại câu chuyện ấy.”

Trả lời:

– Giới thiệu thân phận (xưng “tôi”): Tôi họ Trần, người huyện Đông Triều, làm nghề đỡ đẻ mấy chục năm.

– Kể lại câu chuyện:

+ Một đêm đang ngủ, nghe tiếng động bên ngoài, mở cửa ra thấy một con hổ đứng trước cửa. Tôi hoảng sợ nhưng con hổ không ăn thịt hay làm gì tôi. Nó chỉ kéo ống quần tôi đi, cứ đi một đoạn nó lại ngoái lại xem tôi có đi sau không.

+ Đi sâu vào trong rừng, tôi thấy một con hổ với cái bụng to đang lăn lộn trên mặt đất. Thì ra chú hổ này tìm tôi đỡ đẻ cho con hổ cái này.

+ Lát sau, hổ cái đã đẻ được một con hổ bé nhỏ. Con hổ kia đi đào lên một cục bạc đưa đến trước mặt tôi, nó muốn báo ơn. Sau đó hổ còn đưa tôi ra đến tận cửa rừng rồi mới trở vào. Nhờ có cục bạc ấy mà tôi sống sót qua kì đói kém.

– Kể chuyện hổ báo ơn bác tiều phu:

+ Nghe dân làng đồn thổi về chuyện một con hổ báo ơn người tiều phu đã giúp hổ lấy được chiếc xương mắc trong miệng. …(Tiếp tục kể phần này như một người nghe dân làng kể như trong câu chuyện).

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Đề kiểm tra ngữ văn cuối học kì I Lớp 6

Phần I: Trắc nghiệm

1. A    2.C    3.B    4.A    5.C    6.B   7.C    8.B    9.A

Phần II: Tự luận

Đề: Đóng vai bà đỡ Trần trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại câu chuyện ấy.

Trả lời:

Tôi làm nghề sản phụ đã lâu. Quanh vùng Đông Triều quê tôi, bà con vẫn gọi tôi là bà đỡ Trần. Tôi đã đỡ đẻ cho rất nhiều chị, nhiều cô khắp xóm dưới làng trên, nhưng đỡ đẻ cho hổ thì mới có một lần, thế mà tôi nhớ mãi.

Lần ấy, giữa đêm khuya, nghe tiếng gõ cửa gấp lắm. Tôi nghĩ chắc là có ai đến mời. Vừa mở cửa bước ra thì có một vật lạ lao tới ôm lấy tôi. Tôi chết khiếp khi biết mình bị hổ vồ. Con hổ rất to, dùng một chân ôm lấy tôi, chạy như bay vào rừng sâu. Hổ rẽ cây, vượt suối rồi nhẹ nhàng đặt tôi xuống cửa hang. Qua ánh sao đêm, tôi mở mắt nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất. Rụng rời chân tay. Tôi nghĩ mình đã trở thành mồi ngon cho hổ dữ. Tim như ngừng đập. Bỗng hổ đực cầm tay tôi và nhìn hổ cái, nước mắt ứa ra. Nhìn bụng hổ cái động đậy, tôi biết ngay hổ cái đang đau đẻ. Tôi thở phào, nhưng vẫn run. Sẵn thuốc mang theo trong túi, tôi liên hoà với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Hổ đực ngồi cạnh canh chùng. Chỉ một lát sau, hổ cái trở dạ. Mẹ tròn con vuông. Hổ đực vẫy đuôi rối rít, nô giỡn với con, còn hổ cái thì cứ nằm phục xuống, dáng mỏimệt lắm. Lúc bấy giờ khoảng canh hai. Lá cây đẫm sương “lấp lánh” ánh sao. Gió thì thào. Tiếng suối thì thầm từ xa vọng lại. Hổ cái, hổ đực, hổ con vằn vện bộ lông. Tôi đang đứng tần ngần, bỗng hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, đào lên một cục to trăng trắng. Hổ đực đặt vào tay tôi, tôi biết hổ đực đã tặng mình một cục bạc. Hổ vẫy đuôi, dẫn tôi đi ra khỏi cửa rừng. Trời sắp sáng, tôi giơ tay nói: “Xin chúa rừng quay về”.Hổ cúi đầu, vẫy đuôi như lưu luyến đưa tiền. Khi tôi đi đã khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi mới quay về hang.

Về đến nhà, cân cục bạc hổ tặng được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ số bạc ấy mà gia đình tôi mới sống qua được.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Chuyên mục Đề thi - Đáp án
Ngọc Lan: Ngủ dậy muộn thì phí mất cả ngày, ở tuổi thanh niên mà không học tập thì phí mất cả cuộc đời .
Leave a Comment