Soạn bài Chương trình địa phương (Phần tiếng việt) Rèn luyện chính tả trang 148 – 149 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Chương trình địa phương (Phần tiếng việt) Rèn luyện chính tả sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Chương trình địa phương (Phần tiếng việt) Rèn luyện chính tả
I. Nội dung luyện tập
Tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở học kì I
1. Đối với các tỉnh miền Bắc
Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi, ví dụ: tr/ch; s/x; r/d/gi; l/n.
2. Đối với các tỉnh miền Trung, miền Nam
a) Viết đúng tiếng có các phụ âm cuối dễ mắc lỗi, ví dụ: c/t; n/ng.
b) Viết đúng tiếng có các dấu thanh dễ mắc lỗi, ví dụ: dấu hỏi/ dấu ngã.
c) Viết đúng tiếng có các nguyên âm dễ mắc lỗi, ví dụ: i/iê; o/ô.
d) Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi, ví dụ: v/d.
II. Một số hình thức luyện tập
Giải câu 1 (Trang 148 SGK ngữ văn 7 tập 2)
1. Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi
Các dạng bài viết:
a) Nghe – viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.
b) Nhớ – viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.
Trả lời:
Các bạn có thể tham khảo gợi ý dưới đây:
Nghe – viết hai đoạn văn trong bài “Mùa xuân của tôi” của Vú Bằng.
Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng say mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.
Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…
Nhớ – viết bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Giải câu 2 (Trang 148 – 149 SGK ngữ văn 7 tập 2)
2. Làm các bài tập chính tả
a) Điền vào chỗ trống:
– Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống, ví dụ:
+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: …ân lí, …ân châu, …ân trọng, …ân thành.
+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ (tiếng) được in đậm: mâu chuyện, thân mâu, tình mâu tử, mâu bút chì. (in đậm: mâu)
– Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống, ví dụ:
+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (giành, dành) … dụm, để …, tranh …, … độc lập.
+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp: liêm …, dũng …, … khí, … vả.
b) Tìm từ theo yêu cầu:
– Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, ví dụ:
+ Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo).
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ).
– Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
+ Trái nghĩa với chân thật;
+ Đồng nghĩa với từ biệt;
+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài.
c) Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn, ví dụ:
+ Đặt câu với mỗi từ: lên, nên.
+ Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội.
Trả lời:
a. Điền vào chỗ trống
– Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần:
+ chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành
+ mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì
– Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi:
+ dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.
+ liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.
b. Tìm từ theo yêu cầu:
– Từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:
+ Các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo): chặn, chặt, chẻ, chở, chống, chôn, chăn, chắn, trách, tránh, tranh, tráo, trẩy, treo, …
+ Các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ): đỏ, dẻo, giả, lỏng, mảnh, phẳng, thoải, dễ, rũ, tình, trĩu, đẫm, …
– Từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn:
+ Trái nghĩa với chân thật là giả dối.
+ Đồng nghĩa với từ biệt là giã từ.
+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài: giã
c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:
– Câu với mỗi từ: lên, nên.
+ Trời nhẹ dần lên cao.
+ Vì trời mưa nên tôi không đi đá bóng
– Câu để phân biệt các từ: vội, dội
+ Lời kết luận đó hơi vội.
+ Tiếng nổ dội vào vách đá.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Chương trình địa phương (Phần tiếng việt)
Rèn luyện chính tả
I. Nội dung luyện tập:
Theo sự hướng dẫn của SGK.
II. Một số hình thức luyện tập
1. Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi.
2. Làm các bài tập chính tả.
a) Điền vào chỗ trống
– ch hoặc tr: chân lí, trân châu; trân trọng, chân thành.
– Điền dấu hỏi hay ngã: mẩu chuyện, thân mẫu, mẫu tử, mẩu bút chì.
– Điền từ: dành dụm, tranh giành, giành độc lập, liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.
b) Tìm từ chỉ hoạt động bắt đầu bằng ch hoặc tr:
+ chạy, trèo, chọc, chẻ, chém, chặn, chen, chộp…
+ trèo, trộn, tranh, treo, trỏ, trồng, trườn…
– Tìm từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi hoặc ngã:
+ khỏe, trẻ, lỏng, trong trẻo, bé bỏng, ẩm…
+ rõ, loãng, mũm mĩm, tròn trĩnh…
– Tìm từ có thanh hỏi hoặc ngã:
+ Trái nghĩa với chân thật: giả dối, xảo trá, lừa đảo…
+ Đồng nghĩa với từ biệt: giã từ, giã biệt…
c) Đặt câu phân biệt từ chứa các tiếng dễ lẫn:
– An phải trèo lên dốc cao nên thấy mệt.
– Khi thấy ngọn lửa bùng lên, Hòa vội múc nước giội lên đám rơm cháy.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)