Soạn bài – Chính tả (Nghe – viết): Hà Nội

Soạn bài Chính tả (Nghe – viết): Hà Nội trang 37 – 38 SGK tiếng việt lớp 5 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Chính tả (Nghe – viết): Hà Nội, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Chính tả (Nghe – viết): Hà Nội

Giải câu 1 (Trang 37 SGK tiếng việt 5 tập 2)

Nghe – viết:

HÀ NỘI
(Trích)

Hà Nội có chong chóng
Cứ tự quay trong nhà
Không cần trời nổi gió
Không cần bạn chạy xa.

Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao.

Mấy năm giặc bắn phá
Ba Đình vẫn xanh cây
Trăng vàng chùa Một Cột
Phủ Tây Hồ hoa bay…

TRẦN ĐĂNG KHOA

Trả lời:

Em nhờ người thân hoặc bạn đọc, em viết và ngược lại em đọc bạn viết, kiểm tra cho nhau.

Giải câu 2 (Trang 38 SGK tiếng việt 5 tập 2)

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu dưới đây:

Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời…

a) Tìm danh từ riêng là tên người, tên địa lý trong đoạn văn.

b) Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam (đã học ở lớp 4).

Trả lời:

a) Trong đoạn trích, có một danh từ riêng là tên người (Nhụ) và có hai danh từ riêng là tên địa lý Việt Nam (Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu).

b) Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.

Giải câu 3 (Trang 38 SGK tiếng việt 5 tập 2)

Viết một số tên người, tên địa lý mà em biết.

a) Tên người:

– Tên một bạn nam và một bạn nữ trong lớp.

– Tên một anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử nước ta.

b) Tên địa lý:

– Tên một dòng sông(hoặc hồ, núi, đèo).

– Tên một xã (hoặc phường).

Trả lời:

a) Tên người:

– Hoàng Quốc Hải (Bạn nam)

– Trần Thị Thanh Lan (Bạn nữ)

– Trần Quốc Toản (anh hùng nhỏ tuổi)

b) Tên địa lí:

– Sông Cửu Long

– Xã Tân Thới

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Chính tả (Nghe – viết): Hà Nội

Câu 2. Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu dưới đây:

Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời…

a) Tìm danh từ riêng là tên người, tên địa lý trong đoạn văn.

b) Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam (đã học ở lớp 4).

Trả lời:

a) Danh từ riêng là người, tên địa lí trong đoạn văn: Nhụ, Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu.

b) Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.

Câu 3. Viết một số tên người, tên địa lý mà em biết.

a) Tên người:

– Tên một bạn nam và một bạn nữ trong lớp.

– Tên một anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử nước ta.

b) Tên địa lý:

– Tên một dòng sông(hoặc hồ, núi, đèo).

– Tên một xã (hoặc phường).

Trả lời:

a) Tên người:

– Tên một bạn nam và một bạn nữ trong lớp: Nguyễn Ngọc Duy, Nguyễn Hương Nhiên.

– Tên một anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử nước ta: Lê Văn Tám, Kim Đồng, Võ Thị Sáu.

b) Tên địa lí:

– Tên một dòng sông (hoặc hồ, núi, đèo): Cửu Long, Hương, Mã, Đáy, Bach Đằng, Sài Gòn.

– Tên một xã (Hoặc phường): xã Tân Kiên, phường Đa Kao, phường Trúc Bạch.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status