Soạn bài – Chính tả nghe – viết: Cảnh đẹp non sông

Soạn bài chính tả nghe – viết: Cảnh đẹp non sông trang 101 SGK tiếng việt lớp 3 tập 1, để học tốt hơn bài chính tả nghe – viết: Cảnh đẹp non sông, sau đây là danh sách gợi ý trả lời câu hỏi bài chính tả nghe – viết: Cảnh đẹp non sông.

Gợi ý trả lời câu hỏi soạn bài chính tả nghe – viết: Cảnh đẹp non sông

Giải câu hỏi 1 (Trang 101 SGK tiếng việt lớp 3 tập 1)

Nghe viết Cảnh đẹp non sông (từ Đường vô xứ Nghệ…… đến hết).

a) Tìm các tên riêng trong bài chính tả.

b) Nhận xét về cách trình bày các câu ca dao.

– Dòng 6 chữ bắt đầu viết từ đâu?

– Dòng 8 chữ bắt đầu viết từ đâu?

– Hai dòng cuối bài chính tả được trình bày như thế nào?

Trả lời:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
*
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn.
*
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
*
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.

Ca dao

a) Các tên riêng: (xứ) Nghệ, Hải Vân, (hòn núi) Hồng, (vịnh) Hàn, (sông) Nhà Bè, (tỉnh) Gia Định, (tỉnh) Đồng Nai, (vùng) Đồng Tháp Mười, Tháp Mười.

b) Nhận xét:

– Bài ca dao 6 cặp câu lục bát và hai câu cuối mỗi câu bảy chữ.

– Khi trình bày thơ lục bát người ta thường viết câu 6 chữ cách lề hai ô li, câu 8 chữ cách lề 1 ô li.

– Dòng 7 chữ viết cách lề 1 ô li.

Giải câu hỏi 2 (Trang 101 SGK tiếng việt lớp 3 tập 1)

Tìm các từ:

Câu a) Chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr, có nghĩa như sau:

– Loại cây có quả kết thành nải, thành buồng.

– Làm cho người ta khỏi bệnh.

– Cùng nghĩa với nhìn.

Câu b) Chứa tiếng có vần at hay ac, có nghĩa như sau:

– Mang vật nặng trên vai.

– Có cảm giác cần uống nước.

– Dòng nước từ trên cao đổ xuống.

Trả lời:

Câu a)

– Loại cây có quả kết thành nải, thành buồng → chuối.

– Làm cho người ta khỏi bệnh → chữa chạy.

– Cùng nghĩa với nhìn → trông.

Câu b)

– Mang vật nặng trên vai → vác.

– Có cảm giác cần uống nước → khát.

– Dòng nước từ trên cao đổ xuống → thác.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status