Giải câu hỏi 4 Bài 29 Trang 147 SGK Lịch sử lớp 7, phần câu hỏi thảo luận Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI.
Đề bài câu hỏi 4 Bài 29 Trang 147 SGK Lịch sử lớp 7:
Tình hình kinh tế, văn hóa ở các thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX.
a) Về kinh tế
- Nông nghiệp
- Thủ công nghiệp
- Thương nghiệp
b) Về văn hóa
- Văn hóa, nghệ thuật
- Khoa học – kĩ thuật
Lời giải câu hỏi 4 Bài 29 Trang 147 SGK Lịch sử lớp 7:
Nội dung | Những điểm nổi bật | ||
Thế kỉ XVI – XVII | Thế kỉ XVIII | Nửa đầu thế kỉ XIX | |
Nông nghiệp | – Đàng Ngoài:
+ Khi chưa chiến tranh: được mùa, no đủ. + Khi chiến tranh: ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém. – Đàng Trong: Nông nghiệp phát triển, năng suất cao. |
– Đầu thế kỉ XVIII: ruộng đất bị địa chủ, cường hào chiếm đoạt, sản xuất nông nghiệp bị đình đốn.
– Cuối thế kỉ XVIII: Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông”, mùa màng no đủ. |
– Nông nghiệp sa sút, diện tích canh tác tăng nhưng ruộng bị bỏ hoang, nông dân bị cướp ruộng, phải sống lưu vong. |
Thủ công nghiệp | – Xuất hiện nhiều làng thủ công (Bát Tràng – Hà Nội,…
– Xuất hiện nhiều nghề thủ công: dệt vải, gốm, rèn sắt,… |
– Thủ công nghiệp được khôi phục. | – Thủ công nghiệp phát triển. |
Thương nghiệp | – Xuất hiện một số đô thị, chợ và phố xá, buôn bán phát triển. | – Quang Trung thực hiện chính sách “Mở cửa ải, thông chợ búa”. | – Buôn bán có nhiều thuận lợi, buôn bán với nước Xiêm. Mã Lai, Trung Quốc…
– Nhà Nguyễn thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng”. |
Văn học, nghệ thuật | – Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển hơn trước, văn học dân gian phát triển.
– Phục hồi và phát triển nghệ thuật dân gian. |
– Quang Trung ban hành “Chiếu lập học”, dùng chữ Nôm làm chữ viết. | – Văn học chữ Nôm phát triển cao, tiêu biểu là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
– Văn học dân gian phát triển cao độ. – Xuất hiện nhà thơ nữ. Nghệ thuật dân gian phát triển phong phú. – Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng (chùa Tây Phương – Hà Nội). |
(HTTPS://BAIVIET.ORG)