X

Lý thuyết Tính chất của phép nhân Trang 94 – 95 SGK Toán 6 – Tập 1

Lý thuyết bài Tính chất của phép nhân (Trang 94 – 95 SGK Toán 6 – Tập 1) cần nhớ:

Phép nhân có các tính chất:

  • Tính chất giao hoán: a . b = b . a
  • Tính chất kết hợp: (a . b) . c = a . (b . c)
  • Nhân với số 1: a . 1 = 1 . a = a
  • Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a . (b + c) = a . b + a . c

Lưu ý: Ta cũng có: a . (b – c) = a . b – a . c

Tóm tắt kiến thức:

1. Tính chất giao hoán:

a . b = b . a

2. Tính chất kết hợp:

(a . b) . c = a . (b . c)

Chú ý:

  • Nhờ tính chất kết hợp, ta có thể nói đến tích của ba, bốn, năm,… số nguyên. Chẳng hạn: a . b . c = a . (b . c) = (a . b) . c
  • Khi thực hiện phép nhân nhiều số nguyên, ta có thể dựa vào các tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách tùy ý.
  • Ta cũng gọi tích của n số nguyên a là lũy thừa bậc n của số nguyên a (cách đọc và kí hiệu như đối với số tự nhiên).

3. Nhân với số 1:

a . 1 = 1 . a = a

4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

a . (b + c)= a . b + a . c

Chú ý: Tính chất trên cũng đúng đối với phép trừ: a . (b − c) = a . b − a . c

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Chuyên mục Kiến thức
Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment