Lý thuyết Tính chất của phép nhân Trang 94 – 95 SGK Toán 6 – Tập 1

Lý thuyết bài Tính chất của phép nhân (Trang 94 – 95 SGK Toán 6 – Tập 1) cần nhớ:

Phép nhân có các tính chất:

  • Tính chất giao hoán: a . b = b . a
  • Tính chất kết hợp: (a . b) . c = a . (b . c)
  • Nhân với số 1: a . 1 = 1 . a = a
  • Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a . (b + c) = a . b + a . c

Lưu ý: Ta cũng có: a . (b – c) = a . b – a . c

Tóm tắt kiến thức:

1. Tính chất giao hoán:

a . b = b . a

2. Tính chất kết hợp:

(a . b) . c = a . (b . c)

Chú ý:

  • Nhờ tính chất kết hợp, ta có thể nói đến tích của ba, bốn, năm,… số nguyên. Chẳng hạn: a . b . c = a . (b . c) = (a . b) . c
  • Khi thực hiện phép nhân nhiều số nguyên, ta có thể dựa vào các tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách tùy ý.
  • Ta cũng gọi tích của n số nguyên a là lũy thừa bậc n của số nguyên a (cách đọc và kí hiệu như đối với số tự nhiên).

3. Nhân với số 1:

a . 1 = 1 . a = a

4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

a . (b + c)= a . b + a . c

Chú ý: Tính chất trên cũng đúng đối với phép trừ: a . (b − c) = a . b − a . c

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status