Kể một việc làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử – văn hóa.

Câu hỏi 1 (Trang 29 SGK Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2) – Kể một việc làm của những người công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử – văn hóa? Phần soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Tuần 21) trang 29 SGK Tiếng việt 5 Tập 2.

Trả lời:

Chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ nhưng hậu quả của nó vẫn còn ghi dấu mãi. Để có được độc lập tự do hôm nay, bao thế hệ đã hi sinh. Họ là những thương binh, liệt sĩ. Học sinh chúng em luôn biết ơn những người anh hùng đó. Để tri ân các thương binh, liệt sĩ, em đã tham gia hoạt động tưởng niệm hàng năm.

Quê hương em là quê hương những anh hùng Cách mạng. Bao người con nơi đây đã ra đi để chiến đấu, để rồi hòa bình lập lại, người trở về người lại mãi mãi nằm  tại chiến trường. Hàng năm, địa phương em đều tổ chức hoạt động tri ân ngày 27 tháng 7, Em vẫn nhớ như in lần đầu tiên mình được tham gia hoạt động ý nghĩa đó. Chiều ngày 26 chúng em đã có mặt để làm cỏ, phát quang nghĩa trang liệt sĩ – nơi nhân dân xây dựng để tưởng niệm. Chúng em thắp hương, nhìn những bức ảnh và tên tuổi của họ, nỗi xúc động không thể kìm nén. Có những người hi sinh khi tuổi còn rất trẻ. Họ ra đi để lại cả tuổi trẻ còn đang dang dở.

Tối hôm ấy, cả nghĩa trang uy nghiêm và thiêng liêng biết mấy. Tốp học sinh chúng em được phân công cầm cờ, đốt nến và hương. Các anh trong Đoàn xã đọc diễn văn tưởng nhớ công ơn các anh hùng, liệt sĩ. Sau đó là văn nghệ. Ca khúc “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” năm nào cũng vang lên như lời nhắc nhở thế hệ sau. Phần quan trọng nhất là lễ thắp nến tri ân. Trong không gian thiêng liêng, từng ánh nến lần lượt thắp lên, lung linh sáng rực. Đó là lời tri ân của tất cả những người đang sống tới những người đã ngã xuống cho độc lập tự do hôm nay. Họ ra đi để bảo vệ quê hương, để chiến đấu cho Tổ quốc thân yêu. Những người còn sống luôn biết ơn và ghi nhớ công lao của họ. Giây phút tưởng niệm, ai nấy đều xúc động cúi đầu. Có những giọt nước mắt không kìm nén được lặng lẽ rơi. Những người nằm tại nơi đây còn là người thân trong gia đình họ.

Buổi tưởng niệm kết thúc, trên đường về lòng em vẫn bâng khuâng mãi. Sáng hôm sau đó, địa phương em tổ chức đến thăm và giúp đỡ những thương binh. Em cũng xin được tham gia. Men theo những con đường nhỏ, em cùng đoàn đến từng ngôi nhà nhỏ của các cựu chiến binh năm xưa, những người đã chịu tàn phá từ chiến tranh khốc liệt. Chúng em trao đi những món quà, giúp họ dọn dẹp nhà cửa, sân vườn và cùng nghe những câu chuyện kháng chiến. Mỗi câu chuyện lại gợi lên niềm xúc động, lòng biết ơn tha thiết với bao thế hệ cha anh đi trước. Họ không ngại mất mát, không ngại đau thương. Họ cho ra đi với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Hiện tại, chiến tranh vẫn in hằn trên cơ thể họ với những nỗi đau thể xác và tinh thần không thể xóa nhòa. Nhưng họ nói không bao giờ hối hận vì sự lựa chọn năm xưa.

Hoạt động tri ân kết thúc để lại nhiều dư âm trong trái tim em. Từ tận đáy lòng mình, mỗi lần tri ân là một lần em thêm biết ơn những thương binh liệt sĩ. Không chỉ trân trọng quá khứ anh hùng mà em còn có ý thức hơn với tương lai của mình, tương lai của cả đất nước.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status