Giải câu hỏi – Luyện tập trên lớp (Trang 125, 126 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Giải câu hỏi – Luyện tập trên lớp (Trang 125, 126 SGK ngữ văn 8 tập 2) – Phần soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận trang 124 – 126 SGK ngữ văn lớp 8 tập 2.

Đề bài:

1. Định hướng làm bài

Có thể cụ thể hóa đề bài trên thành tình huống cụ thể sau:

Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.

2. Xác lập luận điểm

Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số các luận điểm sau:

a) Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.

b) Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ).

c) Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”.

d) Nhà trường đang phát động phong trào chống sử dụng ma túy và ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai.

e) Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.

3. Sắp xếp luận điểm

Cần sắp xếp các luận điểm đã chọn lựa (có thể bổ sung, nếu cần) theo một hệ thống như thế nào để bài viết có bố cục rành mạch, hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục được người đọc (người nghe)?

4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả

Em thấy có nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không? Vì sao? Nhận xét về việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong hai đoạn văn nghị luận dưới đây:

a) Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào một chiếc áo phông lòe loẹt, trước ngực loằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của một bộ phim đang “ăn khách”, một hình ảnh vừa thiếu đứng đắn lại vừa hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên. Có bạn đòi mua bằng được chiếc quần bò đắt tiền để diện đến trường, nhưng đó lại là chiếc quần xé gấu và thủng gối. Lại có bạn quên cả việc học tập, suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính để đắm đuối với các trò chơi điện tử. Hôm qua, ở cổng trường, chút nữa là tôi không nhận ra một bạn của lớp mình. Bên dưới mái tóc nhuộm một đường đỏ hoe, và bên trên đôi giày to cao quá khổ là chiếc áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình (mặc dù bạn vốn là người gầy nhỏ) và chiếc quần trắng ống rộng lùng thùng. Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế!

b) Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi người. Nhưng các bạn có nhớ lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mà chúng ta mới học không? Cái ông trưởng giả Giuốc-đanh kia hăm hở đặt may lễ phục, vì ông ta tưởng rằng hễ mặc được một bộ lễ phục quý tộc là mình sẽ có ngay cái sang của nhà quý tộc, còn “cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do không biết thế nào mới đúng là sang trọng, ông Giuốc-Đanh đã biến mình thành trò cười với bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn (vì bị ăn bớt vải). Ông ta còn bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm. Vậy thì sự sang trọng, cả sự “sành điệu”, “văn minh” nữa, có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo “mốt” này “mốt” nọ đâu!

5. Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả, sau đó trình bày trước tổ (trước lớp). Cần lắng nghe sự góp ý của thầy, cô giáo và của các bạn để sửa chữa đoạn văn cho hay hơn.

Trả lời:

1. Định hướng làm bài

2. Xác lập luận điểm

Chọn các luận điểm: a, b, c, e

3. Sắp xếp luận điểm: 1a, 2c, 3b, 4e

4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả

– Nên đưa tự sự và miêu tả vào quá trình lập luận.

– Vì nhờ đó mà việc trình bày luận điểm trở nên rõ ràng, cụ thể và sinh động hơn.

– Nhận xét:

+ Yếu tố miêu tả trong đoạn văn nghị luận a đã làm rõ hơn, sinh động hơn cho luận điểm: Cách ăn mặc văn minh, sành điệu của một số bạn.

Tuy nhiên, đoạn này có câu “Lại cố bạn quên cả việc học tập, suốt ngày dán mặt vào màn hình máy vi tính để đắm đuối với các trò choi điện tử” không phù hợp với vấn để nghị luận.

+ Yếu tố tự sự trong đoạn văn b đã làm rõ hơn cho luận điểm: Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người văn minh, sành điệu.

5. Đoạn văn

      Trang phục của giới trẻ hiện nay đang là một vấn đề nóng. Học sinh nữ thời hiện đại có thể đã biết trang điểm lòe loẹt, mặc những bộ đồ hiệu sexy để đi chơi, nhuộm những màu tóc nhìn rất phản cảm. Các bạn nam thì mặc những chiếc quần rách quá mức, hoặc có thể vá chằng chịt kiểu cách, họ coi đó là mốt nhưng dưới góc nhìn văn hóa thì cách ăn mặc đó đôi khi lại làm cho hình ảnh của họ xấu đi, không gây được thiện cảm với người tiếp xúc, và quan trọng là không hợp với lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, đã có không ít trường hợp, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng vì a dua học đòi chạy theo mốt, mà các bạn học sinh về xin, đòi, thậm chí ăn trộm tiền của bố mẹ để sắm cho mình những bộ trang phục chẳng giống ai đó. Thực trạng này thật đáng buồn, vấn đề của chúng ta đặt ra ở đây là làm thế nào cho các bạn ấy hiểu được mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa để có cách ăn mặc cho phù hợp.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status