Giải câu 5 (Trang 23 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giải câu hỏi 5 (Trang 23 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) – Phần 2: Tác phẩm trang 23 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.

Đề bài:

Câu 5. Tìm hiểu đoạn kết (“Xã tắc từ nay vững bền… Ai nấy đều hay”):

– Giọng văn ở đoạn này vó gì khác với những đoạn trên? Do đâu có sự khác nhau đó?

– Trong lời tuyên bố nền độc lập dân tộc đã được lập lại, Đại cáo bình Ngô đồng thời nêu lên bài học lịch sử. Theo anh (chị), có những bài học lịch sử nào và ý nghĩa của bài học lịch sử đó đối với chúng ta ngày nay như thế nào?

Trả lời:

– Trong đoạn cuối, giọng văn chuyển sang trầm lắng, tự hào. Bởi đó là những lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư.

– Trong lời tuyên bố độc lập được lập lại, tác giả đã đồng thời rút ra bài học lịch sử: Đó là quy luật bĩ, thái (khốn cùng, thông suốt) của trời đất, cũng là quy luật suy vong hưng thịnh tất yếu của mỗi quốc gia. Vì thế sự vững bền khi đã được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc, thì viễn cảnh của đất nước chắc chắn sẽ thật tươi sáng, huy hoàng.

– Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại: có hiện thực hôm nay và tương lai ngày mai cũng là bởi “nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ”, nhờ có chiến công trong quá khứ: “Một cổ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm”.

Trong lời tuyên bố kết thúc, cảm hứng về độc lập dân tộc và tương lai đất nước đã hòa quyện với cảm hứng về vũ trụ khi “bĩ”, khi “hối” nhưng quy luật là hướng tới sự sáng tươi, phát triển, càng phát họa sâu đậm niềm tin và quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta khi vận hội duy tân đã mở.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status