Giải câu hỏi 5 (Trang 193 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2) – Phần soạn bài Tổng kết phần văn học (tiếp theo) trang 186 – 201 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2.
Đề bài:
Câu 5. Nêu những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong một tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại (ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ) và một tác phẩm văn học hiện đại (ví dụ: Lão Hạc của Nam Cao, Tắt đèn của Ngô Tất Tố).
Trả lời:
Văn học trung đại
Tinh thần nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện qua tấm lòng trân trọng của tác giả đối với những vẻ đẹp dung dị, cao cả của người phụ nữ cũng như đồng cảm với những bất hạnh mà cuộc đời họ phải hứng chịu. Nguyễn Dữ cảm thông cho số phận của Vũ Nương – một cô gái thùy mị, nết na, yêu chồng, thương con, hiếu thảo với mẹ chồng nhưng số khổ bạc mệnh, bị chồng hiểu lầm, vì giữ tiết mà nhảy sông tự vẫn. Qua Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã góp một tiếng nói nhân ái, nhân đạo để đòi quyền được sống, được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến suy tàn.
Văn học hiện đại
Lão Hạc của Nam Cao là một tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần nhân đạo trong văn học hiện đại của Việt Nam. Giá trị nhân đạo của tác phẩm trước hết được khẳng định qua tấm lòng đồng cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh của các nhân vật trong tác phẩm. Những con người trong tác phẩm này đều là nạn nhân của xã hội phong kiến nửa thực dân. Họ phải gồng mình chống lại nạn đói, những hủ tục phong kiến. Đó là một Lão Hạc trong cơ cực, khốn cùng nhưng luôn giữ tâm hồn sống cao đẹp. Nhà văn đã biết khám phá để nâng niu trân trọng và ngợi ca phẩm chất ngời sáng trong tâm hồn những người đồng bào lao khổ của mình.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)