Giải câu 4 – Nội dung ôn tập (Trang 101 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Giải câu hỏi 4 – Nội dung ôn tập (Trang 101 SGK ngữ văn 10 tập 1) – Phần soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam trang 100 – 103 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1.

Đề bài:

a) Ca dao than thân thường là lời của ai? Vì sao? Thân phận của những con người ấy hiện lên như thế nào, bằng những so sánh ẩn dụ gì?

Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến những tình cảm, phẩm chất gì của người lao động? Vì sao họ hay nhắc đến các biểu tượng cái khăn, cái cầu để bộc lộ tình yêu; các biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn… để nói lên tình nghĩa của mình?
So sánh tiếng cười từ trào và tiếng cười phê phán trong ca dao hài hước, từ đó nêu nhận xét về tâm hồn người lao động trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của họ.

b) Nêu những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao.

Trả lời:

a) Ca dao than thân thường là lời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Thân phận của họ bị phụ thuộc vào những người khác trong xã hội. Họ không thể tự định đoạt hạnh phúc của mình, những giá trị tốt đẹp của họ không được người khác biết đến. Để nói về thân phận của mình, họ được dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ. Hình ảnh so sánh, ẩn dụ ấy thường xuất hiện sau cấu trúc “Thân em như…”.

Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến tình yêu, sự thủy chung, nỗi nhớ nhung, ước mong được gặp nhau của tình yêu đôi lứa…

Những tình cảm đó thường được biểu hiện thông qua các hình ảnh như tấm khăn, ngọn đèn, cái cầu, con thuyền, bến nước, gừng cay – muối mặn…

Ca dao hài hước gôm hai mảng, một là tiếng cười tự trào thể hiện niềm yêu đời, lạc quan của người nông dân; hai là tiếng cười châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Tiếng cười tự trào là tiếng cười lạc quan trước hoàn cảnh của bản thân, còn tiếng cười phê phán là tiếng cười nhằm vào những thói hư tật xấu trong xã hội.

b) Các biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong ca dao:

– Thường lặp lại các mô thức mở đầu: thân em, em như, cô kia, ước gì,…

– Sử dụng nhiều các mô típ biểu tượng: gừng cay – muối mặn, con đò, bến đợi, ngọn đèn, tấm khăn, cái cầu,…

– Sử dụng phổ biến các biện pháp so sánh, ẩn dụ, cường điệu, tương phản đối lập.

– Sử dụng các thể thơ quen thuộc của dân gian (chủ yếu là lục bát).

– Ngôn ngữ mang tính chất lời ăn tiếng nói hàng ngày, tuy rất đời thường nhưng mang nhiều hàm nghĩa sâu sắc..

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status