Giải câu hỏi 3 – Luyện tập (Trang 36 SGK ngữ văn lớp 11 tập 1) – Phần soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) trang 35 – 36 SGK ngữ văn lớp 11 tập 1.
Đề bài:
Bài 3. Cùng là từ mặt trời trong ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả trong những câu thơ sau đã có sáng tạo như thế nào khi sử dụng?
a) Mặt trời xuống biền như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
b) Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,
Mặt trời chân lý chói qua tim.
(Tố Hữu, Từ ấy)
c) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
Trả lời:
Từ mặt trời với nghĩa gốc của nó là một thiên thể nóng sáng, ở xa trái đất, là nguồn sưởi ấm và chiếu sáng cho trái đất. Khi được đưa vào thơ, từ mặt trời lại mang nhiều nghĩa khác nhau:
a) Trong hai câu thơ của Huy Cận:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
từ mặt trời được dùng với nghĩa gốc.
b) Trong hai câu thơ của Tố Hữu:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
từ mặt trời lại mang ý nghĩa chỉ chân lí, lí tưởng cách mạng.
c) Ở hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng
từ mặt trời thứ nhất được dùng với nghĩa gốc, mặt trời thứ hai được dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ đứa con của người mẹ. Đối với người mẹ, đứa con là cả một niềm hạnh phúc, niềm tin, ánh sáng cho cuộc đời của mẹ.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)