Giải câu 2 – Viết đoạn văn thuyết minh (Trang 62 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giải câu hỏi 2 – Viết đoạn văn thuyết minh (Trang 62 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh trang 62 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.

Đề bài:

Câu 2. Tiếp đó, hãy diễn đạt một ý trong dàn ý thành một đoạn văn.

Gợi ý:

a) Trả lời một số câu hỏi:

– Anh (chị) định tập viết đoạn văn nào? Đoạn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn?
– Câu chuyển đoạn cần được viết thế nào để đoạn văn sẽ viết có thể tiếp nối được với đoạn văn trước đó?
– Phải sắp đặt các ý theo thứ tự nào để đảm bảo tính chặt chẽ và mạch lạc của đoạn văn?
– Cần sử dụng những phương pháp thuyết minh nào và diễn đạt thế nào để đoạn văn không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động hấp dẫn?
– Có thể học tập được gì từ đoạn văn sau:

Với Anh-xtanh, thời gian /…/ trở nên co dãn khi nó tỏ ra phụ thuộc vào chuyển động của người quan sát. Nếu ta chuyển động càng nhanh thì thời gian càng chậm lại. Chẳng hạn, một người ở trên con tàu vũ trụ bay với một vận tốc bằng 87% vận tốc ánh sáng sẽ thấy thời gian chậm lại một nửa. Anh ta sẽ già đi chậm hơn hai lần so với người sinh đôi với anh ta ở Trái Đất. Người sinh đôi với anh ta ở Trái Đất có nhiều nếp nhăn và tóc bạc sớm hơn anh ta. Tim anh ta đập nhanh hơn và anh ta ăn nhiều bữa hơn, uống nhiều rượu vang hơn và đọc sách nhiều hơn. Đó là nghịch lí cặp sinh đôi của Lăng-giơ-vanh (tên của nhà vật lí người Pháp phát biểu nghịch lí này). /…/ Ở 99% vận tốc ánh sáng, thời gian chậm lại 7 lần. Ở 99,9% vận tốc ánh sáng, thời gian chậm lại 22,4 lần.

(M.Ri-các – Trịnh Xuân Thuận, Cái vô hạn trong lòng bàn tay.
NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005)

b) Viết và sửa chữa:

Viết toàn bộ đoạn văn ra giấy nháp, sau đó kiểm tra xem:

– Chủ đề của đoạn có được thể hiện rõ ràng và nhất quán không;
– Việc sử dụng phương pháp thuyết minh có hợp lí không;
– Các câu trong đoạn có trong sáng và liên kết với nhau không;
– Làm thế nào để sửa chữa những lỗi của đoạn văn (nếu có).

Trả lời:

Thuyết minh giới thiệu một tác giả văn học.

Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả lựa chọn để thuyết minh (họ tên, tuổi, quê quán, …).

Thân bài:

Cuộc đời và sự nghiệp văn học:

– Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn, đường đời, …

– Các chặng đường sáng tác và những tác phẩm chính.

Phong cách nghệ thuật:

– Những đặc điểm nổi bật về nội dung trong sáng tác của tác giả ấy.

– Những đặc sắc nghệ thuật mà tác giả ấy thể hiện trong tác phẩm của mình.

Kết bài:

– Khẳng định về vị trí của tác giả vừa thuyết minh.

– Nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả vừa thuyết minh, …

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status