Giải câu 2 – Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự (Trang 192 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Giải câu hỏi 2 – Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự (Trang 192 SGK ngữ văn 9 tập 1) – Phần soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự trang 192 – 194 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1.

Đề bài:

Câu 2. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

a) Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?

b) Ở đây, ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên? (Gợi ý: Có phải là một trong các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên hay là một người nào đó?) Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện? (Gợi ý: Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? nếu là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi như thế nào?…)

c) Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,… là nhận xét của người nào, về ai?

d*) Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.

Trả lời:

a. Kể về cuộc chia tay giữa ba người : ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.

b. – Người kể là tác giả, không phải là một trong ba nhân vât.

– Chuyện được kể bằng ngôi thứ ba (anh thanh niên – anh; cô kĩ sư – cô gái – cô; nhà hoạ sĩ – người hoạ sĩ già); nếu người kể là một trong ba nhân vật thì nhân xưng phải là tên một trong ba người này hoặc là xưng “tôi”.

c. Lời nhận xét của người kể chuyện về sự việc, về cô kĩ sư trẻ và suy nghĩ của cô.

d*. Người kể chuyện dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc,.. căn cứ vào:

+ Chủ thể đứng ra kể câu chuyện

+ Đối tượng được miêu tả

+ Ngôi kể

+ Điểm nhìn và lời văn.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status