Giải câu 2 (Trang 154 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Giải câu hỏi 2 (Trang 154 SGK ngữ văn lớp 6 tập 2) – Phần soạn bài Tổng kết phần văn trang 154 SGK ngữ văn lớp 6 tập 2.

Đề bài:

Em hãy đọc lại các chú thích có đánh dấu sao (*) ở các bài 1, 5, 10, 12, 14, 29 và trả lời các câu hỏi sau đây:

– Thế nào là truyền thuyết?

– Thế nào là truyện cổ tích?

– Thế nào là truyện ngụ ngôn?

– Thế nào là truyện cười?

– Thế nào là truyện trung đại?

– Thế nào là văn bản nhật dụng?

Trả lời:

Thể loại Định nghĩa
Truyền thuyết – Loại truyện dân gian kể về nhân vật và sự kiện có liên quan tới lịch sử quá khứ, có sử dụng các yếu tố kì ảo.

– Thể hiện thái độ đánh giá của nhân dân với nhân vật, sự kiện.

Truyện cổ tích – Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật…

– Truyện cổ tích thường sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo.

Truyện ngụ ngôn Là loại truyện kể bằng văn xuôi, hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ con người, răn dạy những bài học nào trong đó.
Truyện cười Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.
Truyện trung đại – Thể loại văn xuôi chữ Hán ra đời có nội dung phong phú, thường có tính giáo huấn, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại.

– Ngôn ngữ miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ miêu tả của người kể chuyện, qua hành động, ngôn ngữ đối thoại.

Văn bản nhật dụng Bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết với đời sống con người, cộng đồng trong xã hội hiện đại: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền con người, ma túy…

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status