Giải câu 2 (Trang 122, 123 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Giải câu hỏi 2 (Trang 122, 123 SGK ngữ văn lớp 8 tập 2) – Phần soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) trang 122 – 124 SGK ngữ văn lớp 8 tập 2.

Đề bài:

Câu 2. Vì sao các cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu?

a) Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường.

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích lũy. Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời.

(Theo Nguyễn Đăng Mạnh,

Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung và phong cách)

c) Việc đến tai em bé con nhà thợ cày, em liền bảo cha:

– Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tốn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.

(Em bé thông minh)

d) Một thời đại vừa chẵn mười năm.

Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống (in đậm: trong mười năm ấy). Cuộc tranh đấu kéo dài cho đến ngày thơ mới toàn thắng. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả xung hữu đột nơi chiến trường, nhưng trước hết là công những nhà thơ mới.

(Hoài Thanh – Hoài Chân, Một thời đại trong thi ca)

Trả lời:

a) Cụm từ in đậm “Ở tù” được đặt đầu câu: nhấn mạnh vào sự thờ ơ, bất cần của Chí Phèo.

b) Cụm từ “Vốn từ vựng ấy” được đặt đầu câu nhằm tạo sự liên kết giữa câu trước với câu sau.

c) Cụm từ “Còn một trâu và một thúng gạo” là sự lặp lại tạo sự liên kết giữa hai câu trong một đoạn văn.

d) Cụm từ “Trong mười năm ấy” và “trong sự thắng lợi ấy” nhằm tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status