Giải câu 2 – Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng (trang 75 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Giải câu hỏi 2 – Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự (Trang 75 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1) – Phần soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự trang 73 – 77 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1.

Đề bài:

Câu 2. Miêu tả có nghĩa là vẽ lại – bằng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào khác – một sự vật, sự việc, phong cảnh hoặc con người sao cho thật chân thực, cụ thể, sinh động. Nhưng từ đó, có thể cho rằng để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người làm văn cần và chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà không cần liên tưởng, tưởng tượng không? Vì sao? Tìm trong đoạn trích đã dẫn ở mục I.4 những dẫn chứng để chứng minh cho quan điểm của anh (chị).

Gợi ý: Cần phải thực hiện những hoạt động gì (quan sát, liên tưởng hay tưởng tượng) để cho người đọc cùng thấy được:

– Trong đêm, tiếng suối reo nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ, những tiếng sột soạt văng vẳng trong không gian.

– Cô gái trông như một chú mục đồng của nhà trời, nới có những đám cưới sao.

– Cuộc hành trình trầm lặng, ngoan ngoãn của ngàn sao ngợi nghĩ đến đàn cừu lớn.

Trả lời:

– Không thể cho rằng để làm tốt việc miêu tả, người làm cần cần và chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà không cần liên tưởng, tưởng tượng.

– Nếu chỉ quan sát đối tượng, không có miêu tả tưởng tượng, bài viết sẽ trở nên khô khan, thiếu sức sống.

– Ở ví dụ I.4, nhờ trí tưởng tượng phong phú của người viết mà cả một bầu trời đêm đầy sao, đẹp đẽ như chốn thần tiên được gợi ra, cảm xúc cũng lan tỏa hơn, gây nhiều ấn tượng lạ hơn: tưởng đâu cành cây đang vươn dài và cỏ non đang mọc, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ, nom nàng như chú mục đồng của nhà trời,…

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status