Giải câu hỏi 2 – Luyện tập (Trang 130 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học trang 127 – 130 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.
Đề bài:
Câu 2. Phân tích tư tưởng bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm.
MẸ VÀ QUẢ
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những màu quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bày mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)
Trả lời:
Bài thơ là một minh chứng thuyết phục về luật nhân – quả trong cuộc sống con người. Hình tượng Mẹ và Quả xuyên suốt bài thơ làm sáng rõ thêm luật nhân quả, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm và tâm hồn của chúng ta. Từ những câu thơ đầu tiên, ta đã thấy sự chờ mong cũng như công lao khó nhọc của người mẹ trong việc chăm bón để có ngày hái được quả ngon. Để diễn tả công cao của mẹ, tác giả hình tượng hóa nỗi gian nan của mẹ bằng hình ảnh bí và bầu. Từ việc trồng cây, tác giả liên tưởng đến việc trồng người. Những đứa con là những thứ quả đặc biệt của mẹ. Mẹ chăm bẵm không phải mong một ngày con báo hiếu cho mẹ như bầu và bí lớn lên đem đến cho mẹ những trái ngọt. Mẹ chăm bẵm đàn còn và chỉ muốn con nên người, thành người có ích cho xã hội. Đoạn cuối tập trung toàn bộ tư tưởng của nhà thơ. Những thứ quả đặc biệt của mẹ
– những đứa con lớn lên và bỗng hoảng sợ ngày mẹ già yếu mà mình vẫn còn khờ dại. Bổn phận làm con là phải biết ơn cha mẹ sinh thành, phải trở thành người tốt để báo hiếu cha mẹ. Đó chính là tư tưởng chủ đạo của bài thơ.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)