X

Giải câu 2 – Chương trình địa phương phần Tiếng Việt (trang 98 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Giải câu hỏi 2 – Chương trình địa phương phần Tiếng Việt (Trang 98 SGK ngữ văn 9 tập 2) – Phần soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) trang 97 – 99 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2.

Đề bài:

Câu 2. Đối chiếu các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Chiêc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng), cho biết từ kêu ở câu nào là từ địa phương, từ kêu ở câu nào la từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó.

a) Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:

– Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó cũng lại nói trổng.

b) – Con kêu rồi mà người ta không nghe.

Trả lời:

– Từ “kêu” trong câu (a) là từ toàn dân.

– Từ “kêu” trong câu (b) là tiếng địa phương.

Bởi trong câu (a) từ “kêu” có nghĩa là nói với âm thanh lớn, gọi với âm thanh lớn. Còn trong câu (b) có nghĩa là nói với ai, gọi ai; đây là từ địa phương của miền Nam.

Cách diễn đạt khác:

– Đồng nghĩa với “kêu” câu (a): Nó hét lên.

– Đồng nghĩa với “kêu” câu (b): Con gọi rồi mà người ta không nghe.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment