Giải câu 1 (Trang 122 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Giải câu hỏi 1 (Trang 122 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2) – Phần soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận trang 122 – 123 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2.

Đề bài:

Câu 1. Đọc văn bản sau:

MẤY NÉT VỀ THƠ MỚI TRONG CÁCH NHÌN LẠI HÔM NAY

[…] Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng, đó là nhược điểm lớn, và thơ mới nói chung buồn. Đó là nỗi buồn của cả một thế hệ người trong xã hội thực dân, nửa phong kiến ; nó thành ra nỗi buồn về số kiếp con người, cái buồn tưởng như là bản chất của cuộc đời. Cũng có những bài thơ vui, những vần thơ vui, có cả vài nhà thơ mà tâm hồn thiên về cảm xúc vui, nhưng bao trùm thơ mới có thể nói là nỗi buồn day dứt, nỗi buồn của thế hệ. Nhưng cái buồn của thơ mới đâu có phải đều là ủy mị. Nỗi buồn của “con hổ nhớ rừng” là chan chứa hoài niệm về giang san, đất nước chứ! Nỗi buồn trong bài Tràng giang không phải là lòng yêu quê hương đó sao? […] Nhược điểm của thơ mới là thiếu khí phách cách mạng, nhưng thơ mới là phong trào văn học phong phú, một phong trào sáng tào dồi dào, có nhiều yếu tố tích cực : lòng yêu quê hương đất nước đậm đà ; lòng yêu sự sống, yêu con người ; bên cạnh cái buồn lại có chủ nghĩa lạc qua như là mạch nước ngầm trong mát ; lòng trân trọng yêu mến cha ông, yêu mến quá khứ đẹp của đất nước, giống nòi. Lại có những nhà thơ có cảm quan vũ trụ sâu sắc mà vẫn nặng lòng đời. Và tất cả các nhà thơ mới đều chung một tình yêu : yêu tiếng Việt, yêu tha thiết, da diết. Chính lòng yêu tiếng Việt đó là một biểu hiện của lòng yêu nước.

Phong trào Thơ mới đã đóng góp nhiều về nghệ thuật thơ, đã đổi mới sự biểu hiện cảm xúc mạnh, nghĩa là cảm xúc về cuộc đời, về con người, về đất nước, về thiên nhiên, về vạn vật. Thơ mới đã trau dồi tiếng Việt, làm cho ngôn ngữ thơ Việt Nam uyển chuyển và hiện đại, biểu hiện được tất cả các màu sắc tâm hồn của người Việt Nam ở thế kỉ này. Nếu không có phong trào Thơ mới thì xung không có ngôn ngữ thơ mới vừa súc tích, sắc bén, vừa uyển chuyển mượt mà, chứa đựng nhiều năng lượng trữ tình cho những nhà thơ các thế hệ ra đời sau Cách mạng tháng Tám để biểu hiện tư tưởng và tình cảm của mình.

Với những ưu điểm và nhược điểm của nó, thơ mới xứng đáng được mệnh danh là “một thời đại trong thi ca” như Hoài Thanh đã nói, một thời đại phong phú, dồi dào sức sáng tạo cảu hồn thơ dân tộc.

(Theo Huy Cận, Nhìn nhận lại một số hiện tượng văn học, báo Người giáo viên nhân dân, 1989)

Một bạn dự định tóm tắt văn bản trên với một số nội dung sau:

– Cái buồn của thơ mới không uỷe mị mà chứa nhiều yếu tố tích cực.

– Thơ mới là phong trào văn học phong phú, một phong trào sáng tạo dồi dào, có nhiều yếu tố tích cực.

– Phong trào Thơ mới có nhiều đóng góp về nghệ thuật thơ.

– Thơ mới xứng đáng được mệnh danh là “một thời đại trong thi ca” như Hoài Thanh đã nói.

Theo anh (chị), những nội dung trên đã bao quát đúng và đủ nội dung của văn bản gốc chưa? Nên bỏ ý nào, bổ sung ý nào?

Trả lời:

– Những nội dung mà bạn học sinh dự định tóm tắt văn bản “Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn lại hôm nay” – Huy Cận chưa đầy đủ và chưa bao quát

– Chưa chính xác:

+ Nên sửa thành: Thơ mới buồn, nỗi buồn thế hệ nhưng không phải tất cả đều uỷ mị

– Thêm thêm ý:

+ Nhược điểm của thơ mới là không nói đến đấu tranh cách mạng.

+ Thơ mới đã đổi mới sự biểu hiện của cảm xúc, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status